Có 1 bài thơ rằng:
“Trường thành thu khí túc
Diệp lạc thiên chuyển lương
Kinh hoa quan cái địa
Kỳ quốc chiến kì trương
Nam bắc chư hào kiệt
Kỹ cao đẩu chí ngang
Thục am chư thao lược
Bách luyện vi tinh cương
Xa trì già cổ động
Huyết chiến thập tam trường
Hoàng sa xuyên kim giáp
Thiết mã tiễn thu sương .
Sở hà quyết sinh tử
Hán giới tranh đoản trường
Đẩu trí kiêm đẩu dũng
Sinh phụ tự minh chương
Đông bắc lai hổ suý
Phá trận thuỳ năng đang ?”
Câu thơ gần cuối “Đông Bắc lai Hổ súy” định ám chỉ người nào vậy ?.Xin thưa rằng đó chính là danh thủ Vương Gia Lương,1 trong những nhân vật nổi bật nhất của kỳ nghệ Hoa Bắc Trung Hoa,là người mà sau này được giới cờ Trung Quốc tôn xưng là “Bắc Phương Thái Đẩu” hay “Quan Đông đệ nhất danh kỳ”.
Danh thủ Vương Gia Lương sinh vào tháng 9 năm 1932,người vốn huyện Hoàng Huyện tỉnh Sơn Đông.Vương Gia Lương có dáng người cao ráo,nhanh nhẹn,ban đầu chưa có tiếng tăm chỉ là 1 tay cờ giang hồ cự phách,kỳ nghệ đạt tinh thâm,thượng thừa sau do Trung Quốc đã thống nhất nên mới có nhiều lần tham gia tỷ tái quốc gia đạt được vô số thành công vang dội.Vương Gia Lương tiếng tăm lừng lẫy,tuy chưa 1 lần lên được ngôi cao nhất là quán quân Trung Quốc nhưng những gì mà họ Vương đã làm để đóng góp cho sự phát triển đi lên của kỳ đàn Trung Quốc nói chung thì trước sau gì với nhiều thế hệ kỳ thủ vẫn được đánh giá rất cao với 1 niềm trân trọng to lớn,trong số đó không ít người đã tự nhận mình như là 1 môn sinh không chính thức của Vương gia.
Hồi còn ở quê nhà ,Vương Gia Lương đã nổi danh là "Tiểu Kỳ Bá",dù mới chỉ là 1 thanh niên trẻ người non dạ nhưng đã gần như không còn có đối thủ,đánh đến đâu là thắng đến đó,chỉ có Mạnh Lập Quốc ở Liêu Ninh mới có thể so sánh được với Vương.Sau này khi ông chuyển qua sống ở tỉnh Hắc Long Giang,Vương Gia Lương mới thực sự gây dựng được tiếng tăm như bây giờ và trở thành nhân vật có sức cờ mạnh nhất của vùng Đông Bắc Trung Quốc,được giới cờ ở đây đặt cho ngoại hiệu “ Đông Bắc Hổ”.Năm 1956,lần đầu tiên Vương Gia Lương được đại diện cho tỉnh nhà đem sức tài tham gia thi đấu toàn quốc.Năm đó Vương đứng hạng Á quân sau kỳ nhân Dương Quan Lân của tỉnh Quảng Đông.Sau đó liên tục trong nhiều năm trời Vương được xếp vào hàng quốc thủ của Trung Quốc.Trong 2 năm 1957 và 1959,Vương Gia Lương đều được xếp hạng Á quân.Kỳ đàn Trung Quốc lưu truyền câu nói “Tam quan Dương,tam á Vương” là vì thế.Năm 1960,khi thần đồng Hồ Vinh Hoa của bến Thượng Hải nổi lên như cồn,đánh đông dẹp bắc gây kinh hoàng khắp chốn giang hồ thì gặp đến Vương gia Hoa Bắc mới bị đánh bại đến nỗi trong trận Hồ đã phải thốt lên rằng “Sát chiêu cao” đủ thấy Vương Gia Lương kỳ nghệ thật không hề kém cạnh một ai !.Năm đó Vương Gia Lương chính thức được đề nghị trở thành lá cờ đầu tiên phong,là người chủ lực dẫn dắt phong trào phát triển cờ tướng cho tỉnh Hắc Long Giang sau này.
Vương Gia Lương với vốn kiến thức sâu rộng,thích giao du kết bạn,phong cách đánh cờ sắc sảo,tinh tế,thiên về lối chơi tấn công như vũ bão,nổi tiếng với công lực thâm tàng,triển khai liên hoàn bảo đao đầy hung mãnh.Sau khi nhận trọng trách với tỉnh nhà.Vương lão không chút lơi là,ngày đêm chú tâm nghiên cứu kỳ nghệ để viết thành tài liệu giảng dạy ngoài ra bắt đầu mở rộng quan hệ,giao lưu khắp nơi,trao đổi tin tức,tổ chức nhiều giải đấu cờ và các lớp huấn luyện cờ tướng trong vùng,từ đấy Vương thiên về công tác đào tạo hơn là thi đấu,Vương Gia Lương không quản ngại khó khăn đi khắp Hoa Bắc thu nhận môn sinh nhằm truyền dạy cho được chân tài thực học tâm đắc nhất của đời mình cho thế hệ trẻ để qua đó khơi dậy phong trào phát triển cờ tướng của nơi này.Về sau,một số đệ tử của Vương lão đã thành danh và có tiếng tăm lớn trên kỳ đàn Trung Quốc,trong đó có thể kể đến như : Triệu Quốc Vinh,Lưu Điện Trung,Tôn Chí Vĩ,Trương Ảnh Phú,Trương Hiểu Bình,Quách Lệ Bình,Trương Hiểu Hà,Trương Mai.
Năm 1979,tạp chí Bắc Phương kỳ nghệ (nay gọi là tạp chí Kỳ nghệ) lần đầu tiên ra mắt bạn đọc.,Vương Gia Lương là chủ biên của nó.Đây là 1 tạp chí chuyên sâu về cờ rất có uy tín và được nhiều thế hệ kỳ thủ đón đọc.Trước đó,Vương Gia Lương ngoài các tác phẩm về cờ khác như "Quất Trung đàm","Tượng kỳ tự học giáo trình","Bố cục tinh hoa","Thuận pháo cuộc" còn hợp tác cùng Lý Đức Lâm cho xuất bản 3 cuốn sách cờ cực kỳ có giá trị là "Tượng kỳ tiền phong","Tượng kỳ trung phong" và "Tượng kỳ hậu vệ".Ba cuốn sách này sau đó được lưu hành khắp đại lục Trung Quốc và gây lên 1 tiếng vang lớn khiến làng cờ nơi đây sôi nổi trong 1 thời gian dài.Ba cuốn sách này giống như cẩm nang gối đầu giường dành cho các kỳ thủ mới bắt đầu chập chững bước vào nghiệp cờ.Không chỉ có thế,3 cuốn sách này còn được xuất bản nằm ngoài lục địa Trung Hoa đến với những nôi cờ phát triển khác như Hồng Kông,Ma Cao, Đài Loan và cả Việt Nam chúng ta.Những thế hệ danh thủ Sài Gòn-Chợ Lớn của những thập niên 70-80 đổ về trước đều phần nào chịu ảnh hưởng từ các cuốn sách này.
Năm 1980,Vương Gia Lương được đại diện cho Trung Quốc tham gia Giải Á Châu Bôi lần thứ 1 đã không làm thất vọng sự mến mộ của kỳ đàn nước nhà khi đã cùng với đội tuyển Trung Quốc giành thắng lợi to lớn,bản thân gây được ấn tượng sâu sắc với bạn bè bốn phương để đoạt được ngôi vô địch giải đấu quốc tế đầu tiên đó.Năm 1982,Vương Gia Lương được phong danh hiệu “Tượng kỳ đại sư”.Hai năm sau đó tức là năm 1984,Vương được tấn thăng Đặc cấp đại sư,danh hiệu cao nhất mà trước đó chỉ có 2 người có được vinh dự này là Dương Quan Lân và Hồ Vinh Hoa (cùng được phong vào năm 1982).Thời gian kế tiếp,Vương Gia Lương dành hết tâm huyết cho việc sưu tầm,giới thiệu cờ tướng dân gian đến đông đảo bạn đọc khắp cả nước,ông đi thuyết giảng ở nhiều nơi,tham gia chỉnh lý nhiều nội dung sách vở và nguyên tắc chơi cờ,ông được mời làm cộng tác về chuyên môn cho nhiều giải đấu quan trọng.Trên tạp chí Bắc Phương kỳ nghệ,Vương mở nhiều mục hay về cờ rất được độc giả quan tâm.Vị thế và tầm ảnh hưởng của lý thuyết Vương gia trên kỳ đàn càng ngày càng sâu rộng và lớn mạnh hơn.Bạn hữu khắp nơi đều biết tiếng ông,họ đều tỏ ra mến mộ tài năng và tâm huyết của Vương.Không chỉ có nhiều bạn trẻ hâm mộ trên khắp Trung Quốc tìm đến ông mà ngay cả các vị kỳ vương trong thế hệ mới như Hồ Vinh Hoa,Lý Lai Quần,Từ Thiên Hồng,Liễu Đại Hoa mỗi lần ghé qua tỉnh Hắc Long Giang chơi đều đến thăm Vương lão và hỏi thêm về kỳ nghệ được Vương lão tận tình giảng giải tỏ ra rất hào hứng và tâm đắc.
Mãi đến nặm 1993,Vương Gia Lương mới quyết định gác kiếm phong đao lui về thoái ẩn,nhường lại công tác huấn luyện của mình,trao lại trọng trách dẫn dắt Nam đội cho người đại đệ tử ưu tú là Triệu Quốc Vinh còn Nữ đội thì giao cho đại sư Tôn Chí Vĩmục đích chính là để giữ vững phong trào cờ tướng Hắc Long Giang,củng cố sức mạnh và phát dương quang đại cho kỳ nghệ Bắc Phương ngày một thêm hưng thịnh và rực rỡ hơn.
Năm 1999,Vương Gia Lương được mời tham gia giải "Nguyên Lão Tượng Kỳ Bôi" là giải đấu quy tụ các lão thần của Trung Quốc khi xưa.Tại giải lần này,Vương Gia Lương sau bao năm bôn ba mới gặp lại các kỳ hữu thân thuộc mà trong suốt 30 năm chinh chiến Nam Bắc của mình Vương đã từng tiếp kiến,trong đó có cả Mạnh Lập Quốc,kỳ chủ của Liêu Ninh phái và cả "Thần Châu đệ nhất nhân" là Dương Quan Lân người mà Vương thường hay tự than với mọi người rằng "Ký sinh Dương,hà tất sinh Vương".Vương Gia Lương với Dương Quan Lân đều là các bậc công thần khai quốc,có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của kỳ đàn Trung Quốc ngày nay.Giới cờ Trung Quốc vẫn thường hay nói "Sở hà hán giới giao tranh,Bắc thì Vương á,Nam thì Dương quan" cũng vì 1 lẽ như thế !
“Trường thành thu khí túc
Diệp lạc thiên chuyển lương
Kinh hoa quan cái địa
Kỳ quốc chiến kì trương
Nam bắc chư hào kiệt
Kỹ cao đẩu chí ngang
Thục am chư thao lược
Bách luyện vi tinh cương
Xa trì già cổ động
Huyết chiến thập tam trường
Hoàng sa xuyên kim giáp
Thiết mã tiễn thu sương .
Sở hà quyết sinh tử
Hán giới tranh đoản trường
Đẩu trí kiêm đẩu dũng
Sinh phụ tự minh chương
Đông bắc lai hổ suý
Phá trận thuỳ năng đang ?”
Câu thơ gần cuối “Đông Bắc lai Hổ súy” định ám chỉ người nào vậy ?.Xin thưa rằng đó chính là danh thủ Vương Gia Lương,1 trong những nhân vật nổi bật nhất của kỳ nghệ Hoa Bắc Trung Hoa,là người mà sau này được giới cờ Trung Quốc tôn xưng là “Bắc Phương Thái Đẩu” hay “Quan Đông đệ nhất danh kỳ”.
Danh thủ Vương Gia Lương sinh vào tháng 9 năm 1932,người vốn huyện Hoàng Huyện tỉnh Sơn Đông.Vương Gia Lương có dáng người cao ráo,nhanh nhẹn,ban đầu chưa có tiếng tăm chỉ là 1 tay cờ giang hồ cự phách,kỳ nghệ đạt tinh thâm,thượng thừa sau do Trung Quốc đã thống nhất nên mới có nhiều lần tham gia tỷ tái quốc gia đạt được vô số thành công vang dội.Vương Gia Lương tiếng tăm lừng lẫy,tuy chưa 1 lần lên được ngôi cao nhất là quán quân Trung Quốc nhưng những gì mà họ Vương đã làm để đóng góp cho sự phát triển đi lên của kỳ đàn Trung Quốc nói chung thì trước sau gì với nhiều thế hệ kỳ thủ vẫn được đánh giá rất cao với 1 niềm trân trọng to lớn,trong số đó không ít người đã tự nhận mình như là 1 môn sinh không chính thức của Vương gia.
Hồi còn ở quê nhà ,Vương Gia Lương đã nổi danh là "Tiểu Kỳ Bá",dù mới chỉ là 1 thanh niên trẻ người non dạ nhưng đã gần như không còn có đối thủ,đánh đến đâu là thắng đến đó,chỉ có Mạnh Lập Quốc ở Liêu Ninh mới có thể so sánh được với Vương.Sau này khi ông chuyển qua sống ở tỉnh Hắc Long Giang,Vương Gia Lương mới thực sự gây dựng được tiếng tăm như bây giờ và trở thành nhân vật có sức cờ mạnh nhất của vùng Đông Bắc Trung Quốc,được giới cờ ở đây đặt cho ngoại hiệu “ Đông Bắc Hổ”.Năm 1956,lần đầu tiên Vương Gia Lương được đại diện cho tỉnh nhà đem sức tài tham gia thi đấu toàn quốc.Năm đó Vương đứng hạng Á quân sau kỳ nhân Dương Quan Lân của tỉnh Quảng Đông.Sau đó liên tục trong nhiều năm trời Vương được xếp vào hàng quốc thủ của Trung Quốc.Trong 2 năm 1957 và 1959,Vương Gia Lương đều được xếp hạng Á quân.Kỳ đàn Trung Quốc lưu truyền câu nói “Tam quan Dương,tam á Vương” là vì thế.Năm 1960,khi thần đồng Hồ Vinh Hoa của bến Thượng Hải nổi lên như cồn,đánh đông dẹp bắc gây kinh hoàng khắp chốn giang hồ thì gặp đến Vương gia Hoa Bắc mới bị đánh bại đến nỗi trong trận Hồ đã phải thốt lên rằng “Sát chiêu cao” đủ thấy Vương Gia Lương kỳ nghệ thật không hề kém cạnh một ai !.Năm đó Vương Gia Lương chính thức được đề nghị trở thành lá cờ đầu tiên phong,là người chủ lực dẫn dắt phong trào phát triển cờ tướng cho tỉnh Hắc Long Giang sau này.
Vương Gia Lương với vốn kiến thức sâu rộng,thích giao du kết bạn,phong cách đánh cờ sắc sảo,tinh tế,thiên về lối chơi tấn công như vũ bão,nổi tiếng với công lực thâm tàng,triển khai liên hoàn bảo đao đầy hung mãnh.Sau khi nhận trọng trách với tỉnh nhà.Vương lão không chút lơi là,ngày đêm chú tâm nghiên cứu kỳ nghệ để viết thành tài liệu giảng dạy ngoài ra bắt đầu mở rộng quan hệ,giao lưu khắp nơi,trao đổi tin tức,tổ chức nhiều giải đấu cờ và các lớp huấn luyện cờ tướng trong vùng,từ đấy Vương thiên về công tác đào tạo hơn là thi đấu,Vương Gia Lương không quản ngại khó khăn đi khắp Hoa Bắc thu nhận môn sinh nhằm truyền dạy cho được chân tài thực học tâm đắc nhất của đời mình cho thế hệ trẻ để qua đó khơi dậy phong trào phát triển cờ tướng của nơi này.Về sau,một số đệ tử của Vương lão đã thành danh và có tiếng tăm lớn trên kỳ đàn Trung Quốc,trong đó có thể kể đến như : Triệu Quốc Vinh,Lưu Điện Trung,Tôn Chí Vĩ,Trương Ảnh Phú,Trương Hiểu Bình,Quách Lệ Bình,Trương Hiểu Hà,Trương Mai.
Năm 1979,tạp chí Bắc Phương kỳ nghệ (nay gọi là tạp chí Kỳ nghệ) lần đầu tiên ra mắt bạn đọc.,Vương Gia Lương là chủ biên của nó.Đây là 1 tạp chí chuyên sâu về cờ rất có uy tín và được nhiều thế hệ kỳ thủ đón đọc.Trước đó,Vương Gia Lương ngoài các tác phẩm về cờ khác như "Quất Trung đàm","Tượng kỳ tự học giáo trình","Bố cục tinh hoa","Thuận pháo cuộc" còn hợp tác cùng Lý Đức Lâm cho xuất bản 3 cuốn sách cờ cực kỳ có giá trị là "Tượng kỳ tiền phong","Tượng kỳ trung phong" và "Tượng kỳ hậu vệ".Ba cuốn sách này sau đó được lưu hành khắp đại lục Trung Quốc và gây lên 1 tiếng vang lớn khiến làng cờ nơi đây sôi nổi trong 1 thời gian dài.Ba cuốn sách này giống như cẩm nang gối đầu giường dành cho các kỳ thủ mới bắt đầu chập chững bước vào nghiệp cờ.Không chỉ có thế,3 cuốn sách này còn được xuất bản nằm ngoài lục địa Trung Hoa đến với những nôi cờ phát triển khác như Hồng Kông,Ma Cao, Đài Loan và cả Việt Nam chúng ta.Những thế hệ danh thủ Sài Gòn-Chợ Lớn của những thập niên 70-80 đổ về trước đều phần nào chịu ảnh hưởng từ các cuốn sách này.
Năm 1980,Vương Gia Lương được đại diện cho Trung Quốc tham gia Giải Á Châu Bôi lần thứ 1 đã không làm thất vọng sự mến mộ của kỳ đàn nước nhà khi đã cùng với đội tuyển Trung Quốc giành thắng lợi to lớn,bản thân gây được ấn tượng sâu sắc với bạn bè bốn phương để đoạt được ngôi vô địch giải đấu quốc tế đầu tiên đó.Năm 1982,Vương Gia Lương được phong danh hiệu “Tượng kỳ đại sư”.Hai năm sau đó tức là năm 1984,Vương được tấn thăng Đặc cấp đại sư,danh hiệu cao nhất mà trước đó chỉ có 2 người có được vinh dự này là Dương Quan Lân và Hồ Vinh Hoa (cùng được phong vào năm 1982).Thời gian kế tiếp,Vương Gia Lương dành hết tâm huyết cho việc sưu tầm,giới thiệu cờ tướng dân gian đến đông đảo bạn đọc khắp cả nước,ông đi thuyết giảng ở nhiều nơi,tham gia chỉnh lý nhiều nội dung sách vở và nguyên tắc chơi cờ,ông được mời làm cộng tác về chuyên môn cho nhiều giải đấu quan trọng.Trên tạp chí Bắc Phương kỳ nghệ,Vương mở nhiều mục hay về cờ rất được độc giả quan tâm.Vị thế và tầm ảnh hưởng của lý thuyết Vương gia trên kỳ đàn càng ngày càng sâu rộng và lớn mạnh hơn.Bạn hữu khắp nơi đều biết tiếng ông,họ đều tỏ ra mến mộ tài năng và tâm huyết của Vương.Không chỉ có nhiều bạn trẻ hâm mộ trên khắp Trung Quốc tìm đến ông mà ngay cả các vị kỳ vương trong thế hệ mới như Hồ Vinh Hoa,Lý Lai Quần,Từ Thiên Hồng,Liễu Đại Hoa mỗi lần ghé qua tỉnh Hắc Long Giang chơi đều đến thăm Vương lão và hỏi thêm về kỳ nghệ được Vương lão tận tình giảng giải tỏ ra rất hào hứng và tâm đắc.
Mãi đến nặm 1993,Vương Gia Lương mới quyết định gác kiếm phong đao lui về thoái ẩn,nhường lại công tác huấn luyện của mình,trao lại trọng trách dẫn dắt Nam đội cho người đại đệ tử ưu tú là Triệu Quốc Vinh còn Nữ đội thì giao cho đại sư Tôn Chí Vĩmục đích chính là để giữ vững phong trào cờ tướng Hắc Long Giang,củng cố sức mạnh và phát dương quang đại cho kỳ nghệ Bắc Phương ngày một thêm hưng thịnh và rực rỡ hơn.
Năm 1999,Vương Gia Lương được mời tham gia giải "Nguyên Lão Tượng Kỳ Bôi" là giải đấu quy tụ các lão thần của Trung Quốc khi xưa.Tại giải lần này,Vương Gia Lương sau bao năm bôn ba mới gặp lại các kỳ hữu thân thuộc mà trong suốt 30 năm chinh chiến Nam Bắc của mình Vương đã từng tiếp kiến,trong đó có cả Mạnh Lập Quốc,kỳ chủ của Liêu Ninh phái và cả "Thần Châu đệ nhất nhân" là Dương Quan Lân người mà Vương thường hay tự than với mọi người rằng "Ký sinh Dương,hà tất sinh Vương".Vương Gia Lương với Dương Quan Lân đều là các bậc công thần khai quốc,có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của kỳ đàn Trung Quốc ngày nay.Giới cờ Trung Quốc vẫn thường hay nói "Sở hà hán giới giao tranh,Bắc thì Vương á,Nam thì Dương quan" cũng vì 1 lẽ như thế !
Comments (0)