Các đồng chí có ý kiến gì thì post vào đây nhé...
Tại " Ngũ Dương Bôi " lần thứ 23(năm 2003) ,4 vị đại kiện tướng là Hứa Ngân Xuyên , Vương Bân ,Hồ Vinh Hoa, Vu Âú Hoa sau khi đánh bại các danh tướng như Lữ Khâm , Triệu Quốc Vinh , Từ Thiên Hồng vv.... để kịp thời có mặt ở bán kết . Những cặp đấu bán kết giữa Hứa Ngân Xuyên vs Vương Bân cùng Hồ Vinh Hoa vs Vu Âú Hoa gây nên sự chú ý của toàn Trung Hoa kỳ đàn .Sau đây tôi xin gửi đến 1 ván cờ hay của trận bán kết 1 giữa Vương Bân vs Hứa Ngân Xuyên . 2 vị đại kiện tướng Vương ,Hứa công lực thượng thừa . Trong những trận thực chiến đỉnh cao giữa 2 bên có thắng có thua nhưng luôn cực kỳ đáng thưởng thức và học hỏi .

Quay trở lại ván đấu thứ 2 vốn đang là tâm điểm của giới hâm mộ . Khi trong ván đầu tiên Vương Bân mặc dù đi hậu nhưng khai cuộc mãn ý .Trung cuộc xuất diệu thủ phế mã ,đánh ra hàng loạt nước cờ xuất sắc kích bại tiểu Hứa . Bước sang ván 2 ,Bân với lợi thế cầm quân đi tiên chỉ cần hòa là loại tiểu Hứa . Nhưng tiểu Hứa tài cao mật lớn trong cuộc giáp chiến đôi công phát hiện khe tấn công chính xác đánh bại Vương Bân . Đưa trận đấu về những ván cờ nhanh ...

VƯƠNG BÂN - HỨA NGÂN XUYÊN

Thế trận ngũ thất pháo đối bình phong mã ( thi đấu năm 2003)

1) p2-5 m8.7

2) m2.3 x9-8

3) x1-2 m2.3

4 ) m8.9 b3.1

5) x2.4 b7.1

Trước đại kiện tướng Hứa Ngân Xuyên công lực thâm hậu lại bị dồn vào cùng đường .Đại kiện tướng Vương Bân đề ra chính sách ổn định thế tiên đi x2.4 .Tránh con đường quen thuộc của nước biến thông thường : p8-7 m3.2 , x2.6 v3.5 , x9.1 s4.5 ,x9-6 ....... nhằm đưa vào cục diện đối công phức tạp của tiểu Hứa bầy ra . Âu đó cũng là đương nhiên !

6) p8-7 m3.2

7) x9.1 v3.5

8) x9-6 p8/1 !

Trong hỗn loạn tài cao mật lớn ,nước thoái p8/1 nhằm 2 mục đích :

Đầu tiên tránh bên tiên đấu tốt lộ

Thứ 2 nhằm đề phòng nước x6.5 dọa bình 8 bắt đôi cây của Vương Bân diễn biến như sau : x6.5 b3.1 ! , x6-8 p8-2 ! Đấu xe phản tiên .

9) b9.1 s4.5

10) b5.1 x1-4

đấu xe khẩn cấp !

11) x6.8 s5/4

12) b5.1 b5.1

13) x2.2 b3.1 !

Hay ,bản lĩnh là đây . Trong đối công thi tài ko thể hèn yếu nước b3.1 chính là đường hướng chuẩn xác nhất lúc này .

14) p7.2 m2.4

15) p7.5 tg 5.1 !

Thượng tướng ngự giá thân chinh lấy pháo 8 làm căn phòng thủ dọc chiều ngang . Thoáng nhìn có vẻ chông chênh nhưng ko đáng sợ .Nếu như hèn yếu p7.5 s4.5 , p7-9 cờ đen bị động .Vương Bân đi khá vội vàng khiến cho cục diện ko thể dừng lại được .

16) p7-9 p8-6

17) x2-4 x8.6

18) m9.8 x8-7

19) m8.9 x7-3

20) m3.5 b5.1

21) p5.2 m4/5

22) m5/6 ? x3.3

vừa công vừa thủ bay xe chém tượng .

23) p5-2 p6-9

24) p2.2 m5.4

25) x3-8 x3/9 !

26) p9-6 p2-3

27) p6/4 p3.9

28) s6.5 m4.6

29) p6/2 p3/6 !

30) m9.8 p3/2

31) p6-5 m6/5

32) m8/7 p3-5

33) m7/5 p5.3

34) v3.5 p5/1 !

35) m6.8 p9-5 !

36) x8-6 m7.6

37) p5.2 pt.4

38) m8.6 p5/2

Đến đây Vương Bân buông cờ ! 2 bên bước vào những ván cờ nhanh Hứa Ngân Xuyên lại kích bại Vương Bân để tiến vào trận CK

PS: Vương Bân hiện là (GM: Đại kiện tướng của kỳ nghệ Trung Hoa ) đương kim vô địch giải cờ tướng thế giới Online -World Master Cup (2007). Kích bại Hứa Ngân Xuyên ở giải đấu này với 3 hòa , 1 thắng nhưng tiếc là chưa có biên bản của cuộc đấu này . Ngoài ra Vương đại sư còn là cao thủ cờ độ số 1 tỉnh Giang Tô .Hiện là 1 trong những tay cờ hay nhất Trung Quốc đương đại .
Nguồn: ACMVN
Danh thủ Trịnh Nhất Hoằng người Phúc Kiến sinh năm 1975 hiện là thành viên chủ lực của đội cờ Hạ Môn . Học cờ từ bé nhưng lại nổi danh khá muộn hơn nhiều so với phần lớn các kỳ thủ Trung Quốc đương đại như Hứa Ngân Xuyên ,Uông Dương,Vương Bân,Triệu Hâm Hâm... Nhưng do nỗ lực phấn đấu ghê gớm kỳ phong của Trịnh tiên sinh đã không ngừng tiến bộ giờ đây đã trở thành 1 trong những tay cờ xuất sắc nhất của quốc gia Trung Quốc .Năm 2001,Trịnh Nhất Hoằng với kỳ phong vững mạnh đã đả bại tất cả các cao thủ khác vui mừng đoạt được chiếc cúp " Cửu Thiên Bôi " và được tấn phong đẳng cấp cao nhất kỳ nghệ (Đặc cấp đại sư) .Kể từ đó đến nay Trịnh Nhất Hoằng luôn là nhân vật không thể thiếu được trong công cuộc phát triển phong trào cờ tướng non kém của Hạ Môn . Kỳ nghệ xuất sắc của Trịnh Nhất Hồng còn được đánh giá cao khi anh liên tục có tên trong tốp 30 kỳ thủ xuất sắc nhất Trung Quốc trong suốt nhiều năm liền .

Trong mùa giải đồng đội toàn quốc 2007 ,kỳ nghệ xuất sắc của anh cùng chủ tướng Uông Dương đã giúp Hạ Môn băng băng về đích vượt qua hàng loạt những đội mạnh khác như Quảng Đông , Hắc Long Giang , Đại Liên vv.... để cán đích thứ 2 sau đội tuyển Thượng Hải cực mạnh với những danh tướng lẫy lừng như Hồng Trí, Tôn Dũng Chinh , Tạ Tịnh vv...

Năm 2008 giải đồng đội toàn Trung Quốc diễn ra với nhiều xáo trộn ghê gớm .Khi danh tướng Uông Dương 1 kỳ thủ trẻ có sức cờ cực mạnh hiện nay về với Hồ Bắc sau tiếng gọi của người thầy cũ là Đông Phương Điện Não Liễu Đại Hoa . Chưa kịp hoàn hồn với sự mất mát lớn lao ấy ,Hạ Môn đã phải tiếp tục chia tay Lý Hồng Gia 1 kỳ thủ danh tiếng khác đã quay lại Quảng Đông để giúp đội này tái chiếm ngôi cao nhất .Dĩ nhiên với những thiếu hụt như vậy thật khó cho Trịnh Nhất Hồng và các đồng đội có thể tái chiếm vị trí thứ 2 như năm ngoái . Nhưng không vì thế cá nhân Nhất Hồng và đội Hạ Môn nản chí khi anh và các đồng đội vẫn là 1 đối thủ khó nhằn cho bất cứ 1 ai . Trong đó không thể không nói đến chiến tích 2 lần hạ đội Quảng Đông,đội tuyển mà sau đó đã lên ngôi vô địch với 1 tỷ số ko tưởng : 3 thắng , 1 hòa và gây lên nỗi ám ảnh ghê gớm cho Quảng Đông nói chung và chủ tướng Lữ Khâm nói riêng ....

Lữ Khâm (Quảng Đông,tiên bại)-Trịnh Nhất Hoằng(Hạ Môn):

Thế trận Trung Pháo Hoành Xa đối Bình Phong Mã

1) P2-5 M8.7

2) M2.3 X9-8

3) B7.1 B7.1

Đây là vòng đấu thứ 19 tất cả các con mắt để đổ dồn vào cặp đấu Quảng Đông và Hạ Môn . Lý do rất đơn giản ở cuộc gặp lượt đi Hạ Môn đã hạ đo ván Quảng Đông với 1 kết quả khủng khiếp . Tâm lý phục thù đang dâng cao hơn bao giờ hết nhưng quan trọng hơn là phải chiến thắng để duy trì khoảng cách với kẻ bám đuổi đáng ghét Hồ Bắc . Lúc này các tin tức liên tiếp bay về khi chủ tướng Uông Dương của tỉnh Hồ Bắc xuất quân khí thế , trung cuộc xuất diệu thủ đã sớm hạ Trần Hàn Phong (Chiết Giang ) xem ra chiến thắng chỉ còn là vấn đề thời gian . Để duy trì ưu thế dẫn điểm cả Quảng Đông cũng rất chú ý đến bàn đấu của Lữ Khâm khi anh được cầm quân đi tiên và lá thăm run rủi đưa anh gặp lại Trịnh Nhất Hoằng . Nhớ lại lượt đi với khí thế ngút trời Trịnh Nhất Hồng xuất quân đầy khí thế ,trung cuộc đánh ra nước biến chính nhu (X4/2) lấy tĩnh chế động đã sớm khuất phục Lữ Khâm bằng cách điều quân cờ tàn tinh tế .Lần gặp lại này cơ hội phục thù đã đến trước 1 danh thủ có lối chơi kỳ quái Trịnh Nhất Hoằng Lữ Khâm hùng tâm phơi phới xuất quân nhẹ nhàng , ở hiệp thứ 3 nhấc con tốt lộ 7 mở ra tấm màn chiến đấu thi thố công lực trung tàn là cách đánh lâu dài ý muốn đưa trận đấu về tàn cuộc vốn là sở trường của Lữ gia .

4) m8.7 m2.3

5) x1.1 v3.5

Trước 1 đại kiện tướng như Lữ Khâm , Trịnh Nhất Hoằng thay vì lối đánh phá cách thường ngày nay chọn lại thế biến an định tiến mã bảo vệ bờ cõi . Ngày xưa trong tình thế này Kim Ba từng đưa ra nước cờ p2-5 đối công dữ dội nhưng vẫn thua Lữ Khâm !

6) p8-9 p2.4

Lữ bình pháo lấy mặt xe phát huy cả 6 quân mạnh với ý muốn công kích toàn diện từ trái qua phải ý muốn đối phương tối tăm mặt mày .Trong thế hỗn loạn cướp tiên thắng cờ là nước đại kiện tướng Lữ vốn ưu thích .Trịnh phi pháo phản kích gay gắt ko chịu kém.

7) b5.1 x1-2

Đấm tốt đầu phát triển toàn diện . Ngoài ra có thể suy nghĩ qua nước x9-8 diễn biến như sau : x9-8 p2-7 , v3.1 b7.1 , x8.7 x1-3 ,p9.4 mỗi bên 1 đường đối chọi gay gắt 1 đi ko trở về !

8) x9-8 p8.6

Lữ Khâm bình xe có phần chậm chạp ý , xem ra nên x1-4 có vẻ ổn kiện . Hồng thấy Khâm nhấc xe 9-8 ko can tâm cho đối phương phát triển toàn diện .Nhìn rộng hình cờ Lữ Khâm chỉ còn xe lộ 1 là trong chỗ tối .Hồng dựa theo chiến lược phát triển đã sử dụng chiến thuật phong tỏa thường thấy .Đôi khi trong khai cục những nước đi tự nhiên đôi khi lại hiệu quả nhất mà đây là 1 trường hợp điển hình .Thấy kế hoạch của mình phá sản 1 chiến tướng dạn dầy trận mạc như Lữ Khâm thiếu gì phương án dự phòng .Nhẹ nhàng nhấc mã ( m3.5) lấy hư chiêu mà thắng hữu chiêu với ý đồ vây Ngụy cứu Triệu ! Tấn công thì ít bởi trung lộ đối phương dầy đặc nhưng vây bắt thì nhiều với nước cờ tiên thủ p5-2 ( ! )Đoạt pháo thủ thắng .Nhưng như người đời vẫn nói " cao nhân ắt có cao nhân trị " Trịnh như nhìn thấu tâm can lần Lữ nay lại tiếp tục áp dụng chiến thuật phong tỏa đem lại hiệu quả rất cao p2.2 ! Trước là trực tiếp uy hiếp xe lộ 1 rời vị trí .Sau đó là ép chặt xe lộ 8 của Lữ Khâm quả là nhất cử lưỡng tiện . Thế tiên của Lữ Gia đã mất .

9) m3.5 p2.2

10) x1.1 m7.6

11) p5/1 ? p2/1 !

Trong hình thế cân bằng Lữ gia lại xuất ra nước cờ tối tăm .Cứ nên x1-4 phát triển cờ toàn diện .Nếu sai lầm B5.1 M6.5 , m7.5 p2-5 !! Hậu phản tiên ưu thế lớn .Nay thoái pháo với mưu đồ hạn chế nước cờ phản kích p2-5 sau rồi x1-4 xem ra tiền ảnh lạc quan .Nhưng Hồng đâu có vừa vẫn nhất quán với chiến lược " phong tỏa " khiến Lữ gia thêm phần khốn đốn !

12) p5.1 m6.5 !

Chọn thời điểm đấu quân quá chính xác đã xác lập thế cờ phản tiên .Lữ gia ngậm đắng nuốt cay tiến pháo đòi đấu chứ biết làm sao ?

13) x8.2 x2.7

14) p5-8 m5/3

15) p8/1 x8.5

16)p8-5 s4.5

17) x1-4 m3/4

Lùi mã lấy thoái làm tiến !

18) x4-6 m4.5

19) x6.2 x8-6

20) p5.2 p8/3 !

21) s6.5 b5.1 !

Giai đoạn vừa qua Trịnh Nhất Hoằng xử lý chuẩn xác rất có sự tự tin .Trước là thoái mã tìm điểm đánh . Sau bình xe dọa đánh (p8.1) ,rồi thoái pháo (p8/3) (b5.1) phòng ngự phản công xuất sắc đã xác lập ưu thế phản tiên rõ ràng .

22) x6-8 x6.1

23) x8.3 m5/3 !

Các danh thủ khi đánh cờ trong hình thế đối cuộc nước tiên luôn quan trọng .Trịnh Nhất Hoằng nay lại lấy thoái làm tiến trước là đề phòng ngón đả đao (p9.4) sau là tiến tốt uy hiếp pháo .

24) x8-7 b5.1

25) p9-8 b5.1

Nhận thấy thủ không xong , Lữ Khâm chuyển pháo quyết 1 đi không quay lại .

26) p8.7 s5.4

27) m7.6 p8-5

28) m6.8 b5-4

29) v3.5 b4.1

30) m8.9 x6-2

31) x7.2 tg5.1

32) x7/1 tg 5/1

33) p8-9 m3.4 !

Tiến mã tự tin vào khả năng chiến thắng của mình !

34) m9.8 v5/3

35) x7.1 Tg5.1

36) tg5-6 ? ! b4.1

Xuất tướng khiến thua sớm nhưng nếu đi x7/1 tg 5.1 , p9/2 x2/4 ,tg 5-6 ( bởi Trịnh đang dọa m4.6 sát cục ) b4-3 !! ( dọa p5-4 nếu s5.6 thì sẽ nhẩy m4.6 rồi b3-4 cục ) tg6.1 p5-4 , s5.6 b3-4 , tg6-5 b4-5 vẫn thua )

37) tg 6.1 p5-4

38) s5.6 m4.2 ( 0-1 )

Đến đây Lữ Khâm đẩy bàn cờ nhận thua , lần thứ 2 đánh bại Lữ Khâm chỉ trong một giải đấu liệu có mấy ai làm nổi nếu như đó không phải là Đặc cấp đại sư Trịnh Nhất Hoằng (Hạ Môn) .
Nguồn: Blog của Huangan_Linh
VÕ VĂN HOÀNG TÙNG ( VN )Tiên thắng TƯỞNG XUYÊN (TQ)

Nhật Ký MANILA ( PHILIPPINES ) 2005

Ngày 12-10-2005 : Việt Nam ta là đoàn đến Philippin sau cùng phi cơ đáp đúng 19h20 theo lịch bay .Về đến khách sạn Trung Tâm Manila "Century Park Hotel " .Chỉ kịp vứt hành lý vô phòng là đến ngay hội trường dự lễ khai mạc .Nghi thức khai mạc đơn giản nhưng ko kém phần long trọng. Kết quả bốc thăm ván 1 khá gay go khi Võ Văn Hoàng Tùng gặp ngay 1 trong những ứng cử viên của ngôi vô địch là danh thủ Tưởng Xuyên ( Trung Quốc ,tên quốc tế là Jiang Chuan).Sau đây là ván đấu thứ nhất của Tùng ở giải này :

Thế trận sỹ giác pháo đối quá cung pháo

1) p2-4 p2-6

Đây là cuộc đụng độ giữa 2 nước có nền cờ tướng mạnh nhất thế giới hiện nay là Việt Nam và Trung Quốc ( bao gồm cả Hồng Kông, Ma Cao , Đài Loan và chính Đại Lục ) .Danh thủ Võ Văn Hoàng Tùng của Việt Nam là người gốc Đà Nẵng đại diện của Việt Nam tranh tài ở giải Châu Á . Đứng thứ 3 của Việt Nam ở giải A1 toàn quốc 2005 . Tưởng Xuyên là 1 trong những tay cờ trẻ hay nhất Trung Quốc năm 2007 anh xếp thứ 4 ở bảng hệ số cá nhân cờ tướng Trung Quốc cho những kỳ thủ nam sau Hứa Ngân Xuyên,Triệu Quốc Vinh, Lữ Khâm đủ cho thấy lực cờ rất mạnh . Chưa kể đây là giải Á Châu cờ tướng vốn được người Trung Quốc coi như " phái có thiên mệnh chấn giữ ngôi vị số 1 " .Cho nên ko có chuyện nhường nhịn nào cả mà thay vào đó là 1 sự tranh chấp quyết liệt .Vào trận , Hoàng Tùng đi sỹ giác pháo vốn là sở trường khai cuộc của anh trong những trận đánh lớn ở giải A1 toàn quốc với các cao thủ khác .Tưởng Xuyên dù trẻ tuổi nhưng cũng thận trọng ko kém bằng nước đối lạ p2-6 thay vì phong cách sách vở Trung Quốc bằng các cuộc p2-5 ,b7.1 hay x9.1 thường thấy :

2) p8-5 m2.3

Hoàng Tùng thấy đối phương thận trọng ,quyết định vào pháo trái tấn công

3) m8.7 v3.5

4) x9-8 s4.5

5) m2.3 m8.9

6 ) x8.4 x9-8

7) b3.1 p8-7

Sau những nước khai cục với đấu pháp " tranh đoạt ,chờ đợi " của Hoàng Tùng .Tưởng Xuyên trong cuộc đấu " ngoài sách vở " cũng thận trọng từng bước .Nước thứ 6 Hoàng Tùng đi nước " đợi chờ " thăm dò đối phương thay vì thế trận mở toàn diện bằng nước x8.4 . Nó chính là sự khác biệt của 2 trường phái cờ tướng của VN lẫn TQ .Bởi sau khi phân tích tình huống ,việc Tưởng Xuyên bay sỹ tượng nên nước xuất xe đấu xe loại bỏ chưa kể nước m8.9 làm mỏng trung lộ nên M3 phải giữ chặt lấy tốt đầu . Nhưng ý kiến xâu xa hơn là tạm né nước x1-2 để tránh đường hướng sách vở là lộ cờ sở trường của nhiều cao thủ VN .Nếu x1-2 tất Tưởng Xuyên đi x9-8 lúc đó mà b3.1 tất bị p8.4 sau đó p8-7 thế cờ khá bị động .Nay lại đấm chốt 3 thông mã đợi Tưởng Xuyên đi pháo cũng là ý hay !

8) x1-2 x8.9

9) m3/2 b9.1

Đợi Tưởng Xuyên rời pháo ra ,Hoàng Tùng đấu xe mạnh ngay ko chút chậm trễ !

10 ) m2.3 x1-4

11) s4.5 m9.8

12) p5-6 p7-9

13) v3.5 x4.6 ?

Thấy ko dễ đột phá , với tính cách vốn thận trọng của mình Hoàng Tùng rời pháo điều chỉnh trận hình .Ngoài ra cũng muốn khiêu khích bản tính " tuổi trẻ " của Tưởng Xuyên .Chờ đợi xem sự ứng phó sao của đối phương . Qủa nhiên ko ngoài dự đoán của anh . Tưởng Xuyên xốc cờ đánh ngay !

14) b3.1 ! b7.1

15 ) m3.4 x4-3

thời cơ đến là tác chiến ngay.Phóng con mã lên hà phản kích !

16 ) p4.5 s5.6

17 ) m4.6 x3.1

18 ) m6.7 v5/3

19) m7/5 x3/1

sau 1 hồi đổi quân ,Tưởng Xuyên sa lầy trong trận " bát quái " của Tùng .Mất thế mất tốt vội lui xe về cố thủ nhưng ko kịp nữa rồi !

20) x8-2 x3-5

21) m5.6 tg 5.1

22) m6/7 m8/7

23) x2.3 m7.6

24) x2-4 m6.7

25) x4.2 x5/3

Lối ứng biến lạ mắt, khiến Tưởng Xuyên bỡ ngỡ lâm vào trạng thái hoang mang xử lý ko được tốt .Trong khi đó với đấu pháp hiệu quả Tùng ăn xong đôi sỹ bước vào hoàn cảnh tốt

26) m7/8 m7/5

27) p6.1 x5-8

28 ) p6-5 p9-5

29) x4/6 t5/1

30) m8.6 p5.4

31) x4-5 x8-5

Tiến pháo, thoái xe ,xử lý chuẩn xác .Đấu pháo mạnh của đối phương lại còn giam chế xe mã đối phương công thủ chuẩn xác . Nhất định sẽ thắng ko thể khác được .

32) m6.7 x5/1

33) m7/6 x5/1

34) m6.8 t5-4

35 ) x5-4 x5-8

36) v5/3 x8.2

37 ) m8.7 m5/3

38) x4.2 m3/4

39) x4-6 tg 4.1

40) m7/6 x8/1

Hoàng Tùng xử lý rất tốt trong giai đoạn vừa qua với ưu thế hơn sỹ công sát có hiệu quả khiến Tưởng Xuyên tối tăm mặt mày .Nay tiến mã tâng xe khiến cho Tưởng Xuyên thoái mã về tận cùng chống đỡ

41) x6-3 v7.5

42) x3-6 tg 4-5

43) x6-1 x8-7

bình xe qua lại ăn thêm 2 chốt làm phá sản hoàn toàn phòng tuyến của địch ,đơn giản ,rõ ràng .

44) v7.5 x7.1

45) x1-6 x7-6

nước đi này 2 bên đánh rất chuẩn ,Hoàng Tùng chạy xe giữ mã mở đường cho b1.1 sang sống vừa khống chế hoàn toàn hệ thống phòng ngự của đối phương ( mã , 2 tượng ) .Tuy là kỹ năng đơn giản nhưng nhiều bạn trẻ khi đánh cờ thường tiện tay thoái mã . Dù có ưu nhưng chưa hẳn là cao ! Nói về Tưởng Xuyên cũng ko thể hạn chế con tốt biên bởi nếu x7-9 tức khắc Tùng m6/4 bắt mã , dọa chiếu bắt xe !

46) b1.1 tg 5-6

47) b1.1 m4.2

48) x6/1 b1.1

49) b1-2 b1.1

50) b2.1 ! b1.1

51) b2-3 ! x6.3

52) b3.1 m2/4

53) m6/8 ( 1-0 ) đến đây Tưởng Xuyên mới chịu buông cờ ! Chiến thắng của trí tuệ VN cho TQ biết rằng dù ko được đào tạo và đầu tư có kế hoạch thì VN chúng ta cũng đủ nhân tài và con người cho TQ biết VN là ai trong mọi lĩnh vực .Võ Văn Hoàng Tùng (VN- Đà Nẵng ) Đánh bại Tưởng Xuyên ( Bắc Kinh ) cho chúng ta thấy điều đó !

Ngày 14/10 /2005 : Thật tự hào khi bước đến trước phòng thi đấu ,hầu hết các thành viên Ban Tổ Chức ,trọng tài cũng như vận động viên các đoàn bạn xúm xít trầm trồ bên tờ " Phi Hoa Nhật Báo " phát hành vào sáng sớm có dòng tít " Võ Văn Hoàng Tùng " toàn thắng .Các trọng tài giơ ngón tay cái lên " Việt Nam số 1 "
Nguồn: Blog của Huangan_Linh





-Liễu Đại Hoa sinh năm 1950,người huyện Hoàng Bi tỉnh Hồ Bắc
-Vô địch năm 1980,1981
-Liễu Đại Hoa có kỹ thuật chơi cờ toàn diện,phong cách đánh cờ vừa hung hãn,tàn bạo và cũng vừa nhịp nhàng,tinh tế,nổi tiếng với trung cuộc bát sát rất cao.Ngoài ra Liễu Đại Hoa còn là kỳ thủ có trí nhớ phi thường,có khả năng suy nghĩ rất nhanh.Giới cờ Trung Quốc đặt biệt danh cho Liễu Đại Hoa là "Đông Phương điện não"

Danh thủ Kim Tùng sinh năm 1974 vốn xuất thân từ Liêu Ninh kỳ phái thuộc thành phố Thẩm Dương .Nơi có đội cờ Đại Liên khá danh tiếng trên kỳ đàn Trung Quốc những năm gần đây .Bên cạnh các danh tướng lẫy lừng khác như Kim Ba , Miêu Vĩnh Bằng,Thượng Uy... Dưới sự chỉ huy của "Bất Nhượng Đại Tướng Quân " Bốc Phụng Ba " là 1 danh thủ có lối chơi khôn ngoan và dầy dặn kinh nghiệm trận mạc . Đúng như phong cách của Bốc tiên sinh khi huấn luyện đội tuyển Đại Liên khiến cho đội này có 1 lối chơi vô cùng hoang dã và khó chịu.Nếu như không cẩn thẩn thì dù là các kỳ thủ hàng đầu chăng nữa vẫn có thể bị bọn họ đánh cho tan tành nên ký giả Trương ÚC Vỹ trong một số các bài viết về cờ thường vẫn gọi họ là "đội quân cướp biển".Kim Tùng với kỳ nghệ xuất sắc của mình chính là 1 thành viên trụ cột trong đội quân đó.Tháng 11 năm 2008 vừa qua ở Quảng Đông,tại tổ mở rộng (với 182 kỳ thủ) của giải Dương Quan Lân Bôi 2008,đại sư Kim Tùng với chiến tích tuyệt vời 7 thắng 4 hoà,không thua ván nào đã giành chức quán quân 1 cách đầy thuyết phục.

Trước đó tại giải vô địch đồng đội toàn Trung Quốc năm 2007 diễn ra ở thành phố Quý Dương nơi có loại rượu "Mao Đài " nổi tiếng.Đội tuyển Đại Liên của anh thi đấu cũng khá thành công khi tiếp nhận vị trí thứ 3 toàn giải sau 2 đội Thượng Hải và Hạ Môn nhưng lại xếp trên hàng loạt các đại gia khác như Quảng Đông , Hắc Long Giang ,Chiết Giang...trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Kim Tùng với 13 điểm trên 21 vòng thi đấu .Sau đây xin gửi đến mọi người 1 trong những ván đấu hay của anh tại giải ở này trong vòng đấu thứ 5 khi không hẹn mà gặp Đại Liên và Bắc Kinh giáp chiến.

Ván đấu ngày 13/6/2007:Kim Tùng(Đại Liên) tiên thắng Tưởng Xuyên(Bắc Kinh)

1) B7.1 P2-3
2) P2-5 T3.5
3) M8.9 X9.1
4) X9-8 X9-4
5) M2.3 S4.5
6) S6.5 X4.3

Có thể nói việc bốc thăm gặp ngay Tưởng Xuyên kỳ thủ triển vọng nhất của đội Bắc Kinh đã gây nên áp lực rất lớn cho Kim Tùng .Vốn là kỳ thủ có lối chơi dũng mãnh quen vất vả chiến đấu trong thế hậu thủ rất giỏi bằng sở học "Liệt Thủ Pháo lẫn Bán Đồ Liệt Pháo " rất cao .Nay tưởng chừng có phần dễ dàng hơn khi được cầm quân đi tiên nhưng thật oái oăm cái luật cờ giải đồng đội là vô cùng khắc nghiệt khi chỉ ra rằng nếu bên đen hậu thủ hòa thành công thì được tính là thắng cờ ! Chính lý do đó khiến cho các kỳ thủ có tâm lý muốn đi hậu nhiều hơn ? Trong tình thế khó khăn Kim Tùng quyết định tiến binh chờ đợi đây là 1 điều ko bất ngờ bởi ai cũng biết Tưởng Xuyên gần đây kỳ nghệ thăng tiến chóng mặt đã tiếp cận hàng đầu quốc gia chưa kể lại rất rành món hậu thủ bình phong mã kinh điển để ép hòa cả Lữ Khâm , Triệu Hâm Hâm...

Sau 6 hiệp giao tranh ,Kim đại sư sử dụng lối đánh chặt chẽ trong thế biến cũ của tiên nhân chỉ lộ đối tốt để pháo bằng các nước m8.9 hay s6.5 chờ đợi .Trong khi đó Tưởng Xuyên ở hiệp thứ 5 lên sỹ thủ vững nhưng xem chừng có phần chậm chạp có thể đi trực tiếp x4.3 ngay cờ đen ko yếu .

7) p8-6 m2.4
8) x1-2 x1-2
9) x8.9 m4/2

Đấu xe nhanh nhẹn ,trước đây hay đánh p6.7 x2.9 ,m9/8 x4/3 , p5.4 m8.7 hình thành thế trận giằng co bên đỏ thiếu sức bật bên đen đủ sức chống đối .

10) p5.4 b9.1
11) p5-9 m8.9

Chủ động diệt tốt chuyển về cờ tàn

12) x2.6 p8-7
13) v3.5 b3.1
14) x2/2 p3/2
15) m9.7 ! x4/1

Thấy có cơ hội tốt là ko thể bỏ lỡ dùng mưu chế mưu .Bởi kế hoạch của Tưởng Xuyên là thoái pháo phòng ngự đường biên rồi sau đó mưu đồ hỗ trợ tốt 3 trợ chiến bằng nước m2.3

16) p9/1 x4-1

Nếu b3.1 , x2-7 m2.3 ,m7.5 ! x4-1 , x7-9 ... vẫn là bên đỏ dễ đi

17) p6-9 b3.1
18) x2-7 m2.3
19) p9-7 x1-3

Bên đen vất vả vô ích ,trong khi mã của Kim Tùng đã chuẩn bị vượt sông rõ ràng có ưu thế !

20)p7.3 x3.2
21) T5.7 p7-4
22) m7.5 hp.5
23) m5.6 tp.2
24) T7.5 b7.1
25) b3.1 Pt-7

Tuy có lỗ 1 tượng nhưng cờ đỏ hơn tốt thế quân vững trãi nhận thấy khó lòng tiến đánh danh thủ trẻ Tưởng Xuyên quyết định bay pháo chém mã hy vọng có thể đỡ hòa .Từ đây hình thành cuộc chiến pháo mã tốt kinh điển của cờ tàn .Những nước tiếp theo của nghệ thuật chuyển quân vận tốt của Kim đại sư là rất đáng học hỏi laugh.gif !

26) P9-3 B7.1
27) T5.3 M9.8
28) M6.7 Tg5-4
29) P3-6 M8.9
30) T3/1 P3.5
31) M7/8 Tg4-5
32) P6.4 ! M9.7
33) Tg5-6 S5.6
34) S5.4 ! M7/6

Những nước từ 26-32 đều là cách đi bắt buộc của 2 bên trong cuộc chiến tốt tượng .Đến hiệp thứ 32 Kim đại sư du pháo quá hà đã hình thế đối kháng lý tưởng sau đó xuất tướng ngự giá thân chinh sau đó phóng sỹ bỏ sỹ ghê người .Tưởng Xuyên lau mồ hôi sợ sệt ko dám tiếp nhận quân thí bởi nó quá nguy hiểm vội vàng thoái mã nhanh chân lui về mã bảo vệ biên cương .

35) b5.1 ! p3-9

Tiến tốt nhanh nhẹn thể hiện tầm nhìn sâu rộng nếu cứ sa đà việc bảo vệ tượng ko những vô ích mà lại làm giảm nhịp độ hành quân.Bởi nếu v1.3 b9.1 ... coi tượng cũng khó thoát vận đen .Nhưng chủ ý sâu sa ở đây chính là buộc con pháo 3 rời lộ nhằm giảm thiểu khả năng phòng ngự bên trái .Thúc đẩy cho việc thủ thắng !

36) s6.5 p9-8
37) p6-2 !! m6/7

Bây giờ thì chúng ta thêm hiểu được nước đấm tốt bỏ tượng sâu sắc của Kim Tùng .Mục tiêu khóa chặt con pháo lộ 9 ko cho về tiếp ứng phòng ngự là 1 kỹ xảo tinh tế trong các thực chiến cờ tàn ko xe . Nhưng giờ đây uy lực của nó đã tăng lên gấp bội bởi nó ko chỉ cản mặt pháo mà còn mở mặt tướng để tiến m8.7 .Hăm dọa p2-8 công kích rất nguy hiểm cũng hỗ trợ tốt đầu b5.1 .Bây giờ nhìn lại các nước 33 và 35 nếu ko có kiến thức sự hiểu biết về tàn cục rộng thì khó có 1 hình cờ lý tưởng đến thế .Nay Tưởng Xuyên thoái mã là bắt buộc vừa hạn chế pháo vừa cấm tốt qua sông nhưng nếu Kim Tùng đi :

38) m8.7 tg 5.1
39) p2/3 ! tg 5-6

Vừa khống chế pháo đen vừa đánh !

40) b9.1 b9.1
41) b9.1 b9.1
42) p2-8 p8/6
43) m7/6 s6/5

Thoái mã ko ham đánh khống chế cửa tướng ám phục p8-4 buộc Tưởng Xuyên thoái sỹ bây giờ vận dụng nốt con tốt 5 trợ chiến rất đúng lúc , cao !

44) b5.1 s5.4

Ko thể ăn tốt do đỏ có nước p8.5 chém pháo

45) b5-4 p8.2
46) m6/5 m7.8
47) b4.1 s6.5
48) m5/7 ! b9-8

Lấy thoái làm tiến mã vòng vèo tiến lên nhưng vẫn ko chế mã , pháo, tốt đen

49)m7.6 tg 6/1
50) m6/5 ! p8.1

Nước đi mã tiến thoái rất thú vị lấy giá pháo làm chính căn đường đi của mã pháo tốt đen theo 1 quỹ đạo rồi vận dụng con mã đứng đúng vị trí có lợi cho phòng ngự lẫn tiến công

51) b9-8 p8/3 ?
52) b8.1 T5.3
53) m5.3 b8-7
54) b8-7 T7.5
55) b7-6 T3/1 ?

Dường như Tưởng Xuyên vẫn chưa nhận ra chiến lược của Kim Tùng .Thực ra nên vận mã sang hành lang trái xem ra bàn cờ bớt bị động hơn .Bây giờ là lúc chín muồi 2 tốt đã chiếm được những điểm trọng yếu mã lộ 3 như hùm như hổ là lúc thích hợp tiến đánh khi 3 quân chiến của đen 1 góc đứng khá xấu ! Hệ quả từ cách vận mã khéo léo của Kim Tùng từ nước 48-50 .

56) p8.1 m8/9
57) p8-4 tg 6-5
58) m3.2 p8.1
59) b4-3 p8-6
60) p4-5 tg 5-4
61) b6-5 T1/3
62) b5-4 p6/1
63) b3.1 T5.3
64) b3.1 p6/1
65) b4-5 p6.6

Hơn 10 nước giao tranh qua bên đỏ 1 nước đi là 1 nước đánh bên đen gần như ko thể kháng cự chính là do các điều quân chỉnh sửa vị trí ,phong tỏa đen rất cao của Kim đại sư rất đáng để chúng ta lấy đó làm điều học hỏi trong thực chiến tàn cuộc .Nay Tưởng Xuyên tiến pháo phế sỹ ,Kim Tùng ko ăn mà cứ bình tốt sát cửa tướng là cách đi cờ chiến lược nhất quán ko vì lợi nhỏ mà bỏ đi đại cục .Do nếu p5.4 tất p6-4 ,p5-4 m9.8 , p4/4 p4/1 ám phục nhẩy mã ngọa tào (m8.9) bình tốt trợ chiến chiến thắng chưa biết về tay ai ?

66)b3-4 p6-4
67) p5-6 tg4-5
68) b5-4 ! Ts.5

Bình Tốt mở mặt pháo vẫn giữ được cục diện phong tỏa khắp bàn cờ .Đen nếu nhầm lẫn m9.8 tất m2/3 m8.9 , p6-5 v3.5 , m3.5 tg 5-4 , m5.7 vô phương cứu chữa

69) m2.3 m9.8
70) p6-3 p4/2
71) m2/3 b7-6
72)m2/4 m8.9
73) b4-5 T5.7
74) b5-6 tg5-4

Nếu m9.7 diễn biến như sau p3-5 tg5-4 , p5.2 m7/5 , tg 6-5 m5.3 , tg 5-4 Đen vô vị .Trong khi đỏ phục nước m4.3 sát thủ ! Bằng nước b4.1 s5.4 , p5-6 s4/5 ( tg4-5 thì b4.1 cục 1-0 )

75) m4.3 tg4.1

Lúc này đi m9.7 p3-5 diễn biến vẫn như trên diễn

76) p3-1 m9.7
77) m3/5 T7/5
78) m5/4 p4-6
79) m4/6 m7/5

Nếu T3/1 tất m6.5

80) m6.7 p6-4
81) p1.5 m5/4
82) tg6-5 p4-5
83) tg5-4 m4/3 ( bắt buộc do đỏ hãm bí nước m7.8 tg4/1 , b4.1 1-0)
84) p1-5 m3.1
85 ) p5/2 p5-6
86) p6-1 b6.1
87) tg 4-5 b6.1
88) m7.5 tg4/1
89) p4.2 (1-0)

Đến đây Tưởng Xuyên buông cờ ,chiến thắng rất vất vả nhưng cho thấy đại sư Kim Tùng ngoài khả năng đấu công mạnh mẽ hung hãn ra khả năng điều quân cờ tàn của anh cũng rất tinh tế và đáng nể .Sau gần 90 nước khổ chiến giao tranh đã mã đáo thành công giúp sĩ khí của Đại liên lên cao đáng kể sau khi chủ tướng Bốc Phụng Ba đã sớm thất thủ trước Trương Cường

Nguồn: http://forums.xiangqiclub.com
ĐẠI CHIẾN THẢO NGUYÊN
Giải vô địch cá nhân Trung Quốc năm 2007 được tổ chức tại thành phố Hô Hòa Hạo Đặc thuộc Khu tự trị Nội Mông Cổ tranh cúp Y Thái. Như vậy là sau 19 năm(năm 1988) quần hùng dịch lâm lại có dịp tụ hội tại thảo nguyên luận kiếm. Tổng số các đội tham gia giải lần này là 40 đội với tổng cộng 138 kỳ thủ nam nữ. Gỉai được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 1 phía nam chia làm 4 tổ, nữ chia làm 2 tổ tiến hành thi đấu vòng loại, tổng cộng 7 vòng. Sau đó mỗi tổ chọn ra 8 vị trí đứng đầu để vào giai đoạn hai đấu loại trực tiếp. Trong giải lần này ban tổ chức đã có những cải tiến mạnh mẽ về mặt luật lệ. Vòng loại bên Đỏ sử dụng 80 phút, Đen 40 phút, mỗi nước đi được cộng thêm 30 giây. Vừa rồi là mình giới thiệu qua cho các bạn biết thêm một chút về giải vô địch cá nhân năm 2007. Với mong muốn giới thiệu tới các bạn yêu cờ Việt Nam những ván đấu hay, những biến hóa mới trong các giải đấu cờ tướng của Trung Quốc. Nay tôi xin gửi tới các bạn một ván đấu khá hay giữa chuyên gia bố cục Diêm Văn Thanh Hà Bắc và Đông phương điện não Liễu Đại Hoa Hồ Bắc với thế trận cấp tiến trung binh. Ván cờ này được trích trong quyển Đại chiến thảo nguyên do Vương Bân - Mã Cách biên soạn xuất bản năm 2008 với lời bình của Đặc cấp Đại sư Vương Bân.
Cục 18 Hà Bắc Diêm Văn Thanh tiên thắng Hồ Bắc Liễu Đại Hoa

1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2. 3 4. B7.1 B7.1 5. X2.6 P8-9 6. X2-3 P9/1
7. B5.1 ……
Cấp tiến trung binh là thế trận đối công kịch liệt, biến hoá cực kỳ phức tạp được các kỳ thủ ưa công sát yêu thích sử dụng.
7. ………… S4.5 8. B5.1 P9-7 9. X3-4 B7.1 10. M3.5 …………
Cách chơi thường gặp ngoài ra cũng có thể chơi B3.1 , T3.5, B5-4, hình thành kiểu tấn công khác biến hoá so với M3.5 tương đối ổn định chắc chắn.
10. ………… B7.1
Sự lựa chọn chính của Đen ngoài ra cũng có thể chơi B7-6 hoặc X8.8.
11. M5.6 T3.5
Thứ tự nước đi đã có sự thay đổi , trong thực chiến nước X8.8 Đen hay sử dụng nhất. Tiếp theo M8.7, T3.5. Những thay đổi về thứ tự nước đi sẽ mang lại sự khác biệt như thế nào chúng ta hãy cùng xem thực chiến.
12. M6.7 …………
Nếu M8.7 , Đen X8.8 trở lại biến hoá lưu hành .Ngoài ra Đen còn có thể cân nhắc nước M7.8, X4-3, B5.1, tiếp theo Đỏ M6.7, M8/9, giống với thực chiên; Đỏ X3.2, Đen sẽ M8/6 Đen có thể tiến thí hậu thủ. Từ đó có thể nhận ra sự khác biệt về thứ tự nước đi .
12. ………… M7.8
Đen cũng có thể cân nhắc X1-3, M7/5, X8.8, tiếp theo Đỏ nếu tiếp M8.7, Đen sẽ có các phương án M7.8, B3.1, X3-4, đều hình thành cục diện đối sát phức tạp.
13. X4-3 M8/9 14. X3/3 B5.1 cách chơi này của Đen trong các giải đấu lớn trước đây tương đối ít gặp, là một sự lựa chọn không phổ biến. Thủ đoạn chủ yếu của cách chơi này là X8.3 tiến hành tấn công mã lộ 7 yếu của Đỏ đồng thời tiến hành phản kích theo lộ 3.
15. P8-9 …………
Chiêu mới, trước đây trong các giải nghiệp dư từng từng xuất hiện nước M8.7, phân tích khái quát như sau: M8.7, X1-3, M7/5, X8.3, X3-8, P2.5, X8/1, M9.7, T3.1, M7.6, M5.3, X8-7, M3.1, P7-8, P5-2, X7.4, tiếp theo Đen M6.4 lấy lại quân mất, Đen chiếm ưu lớn. Đối diện trước một biến hoá ít gặp Đỏ vẫn có thể chơi chiêu mới Diêm Văn Thanh quả nhiên không hổ danh là chuyên gia bố cục.(Hình vẽ)
15. ………… X1-3 16. M7/5 X8.3 17. X3-8 P2-4 18. M8.7 M9.7 19. T3.1 M7.6 20. X8-3 …………
Nếu đổi thành P9.4, Đen có thể cân nhắc X8.3, X8-2,(không thể X9-8, Đen sẽ M6.4 mã Đen tiên thủ chiếm vị đẹp) M6.8, X9.1, X3-2, vị trí quân lực bên Đen tương đối tốt có thể chiến đấu.
20. ………… M6/5.
Nước giản hoá cục diện chuẩn bị cầu hoà. Nếu duy trì biến hoá đổi thành P7-6, Đỏ có thể cân nhắc nước X9-8, hình thành cục diện hai bên đều có chỗ lo ngại. Đỏ nhiều quân dễ đi thủ diễn tiếp: Đen tiếp theo B3.1, B7.1, P6.8, (nếu M6/5, X8.6, X3.4, P9.4, tiếp theo có nước cờ tiên thủ X8.3 rút xe) Tg5-4, M6/5, X8.6, X8.6, X3/3,X8-7,T1/3, M5.3, Đỏ hơn quân cơ hội nhiều hơn.
21. P9.4 …………
Nếu X3.5, Đen M5.7 hoặc B3.1 đều có thể cân nhắc. Tuy rằng bị kém một quân nhưng vị trí các quân tương đối tốt vẫn có thể chiến đấu.
21. ………… P4.1 22. P5.4 X8-5 23. P9-6 X5-4 24. X3.5 …………
Xét trong giai đoạn khai cuộc chiêu mới P8-9 của Đỏ, đã đạt được hiệu quả rất tốt. Đen từ đầu tới cuối luôn ở thế hạ phong . Trong cục diện như này vị trí quân lực bên Đỏ vẫn chưa điều chỉnh xong . Đen vẫn có tia hy vọng cầu hoà.
24. ………… B3.1
25. B7.1 X3.4
Nước cờ tuỳ tiện nên đổi thành B5.1, cắt đứt đường M7.5 của Đỏ . Vị trí quân Đỏ khó mà điều chỉnh được, Đen vẫn có hy vọng hoà cờ.
26. M7.5 B5.1 27. M5/3 X4.3 28. B9.1 …………
Chính xác, nếu không Đen có thủ đoạn X3.2, B9.1 X3-1, tốt biên của Đỏ bị bắt chết.
28. ………… B9.1
Có thể cân nhắc chơi X3.2 ,B9.1, X4-7, X3/5, X3-7, X9.2, B9.1, mã Đỏ tạm thời khó mà thoát ra được. Đen có hy vọng hình thành tàn cuộc xe hai tốt đối xe mã tốt, vẫn còn một tia hy vọng hoà cờ.
29. B9.1 X3.2 30. X9.4 X3-1
Nếu X4-7, X3/5, X3-7, M3/5 hiệu quả kém hơn so với nước thứ 28 là trực tiếp X3.2
31. X9/1 X4-1 32. B9-8 X1-2 33. B8-9 X2-1 34. B9-8 X1-2 35. B8-9 X2-8 36. X3/2 X8/2
37. B9.1 …………
Đen khó có thể ngăn cản được mã Đỏ xuất lộ, dấu hiệu bại trận đã xuất hiện.
37. ………… X8-6 38. X3-5 X6-1 39. B9-8 X1-7 40. M3.2 X7-8 Sai lầm, xe Đỏ thoái 2 ăn không tốt đến đây Đỏ thắng.
Đen chơi đòn lạ M8/9 ở nước thứ 13 không dành được hiệu quả như mong đợi. Nước ứng phó P8-9 của Đỏ có thể coi là một phương án có tính khả thi.

Nguồn: http://forums.xiangqiclub.com
Giang Tô Vương Bân tiên thắng Thượng Hải Hồ Vinh Hoa

Trung pháo trực hoành xe đối bình phong mã lưỡng đầu xà
Đây là ván đấu ở vòng tứ kết giải cá nhân Trung Quốc năm 2006 Hồ Vinh Hoa Vương Bân kỳ phùng địch thủ gặp nhau hai bên giao chiến khó phân thắng phụ. Chỉ đến ván cờ nhanh thứ 3 Hồ Tư Lệnh mới bị khuất phục trong cuộc hỗn chiến thí mã giành thế. Tiếp theo xin mời thưởng thức ván cờ giữa hai đại cao thủ.
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 B7.1 4. X2.6 M2.3 5. M8.7 B3.1
6. X9.1 P2.1 7. X2/2 T3.5 8. B3.1 B7.1 9. X2-3 M7.6
Bên Đen cũng từng xuất hiện nước M7.8, Đỏ tiếp B7.1, B3.1, X3-7 trung lộ bên Đen bạc nhược lợi ít hại nhiều. Vì vậy hiện nay đã rất ít áp dụng
10. B7.1 ...
Hai bên nhanh chóng triển khai bố cục trung pháo trực hoành xe đối bình phong mã lưỡng đầu xà đang được lưu hành. Nước này Đỏ ngoài mời đổi binh 7 ra một biến hoá lưu hành khác là: X9-4, P2.1, X4-2, X1.1, B7.1, B3.1, X3-7, X8.1, P5-4, M3.4, M3.4, X8-3, X7.4, X1-3, M4.6, X3.6, T3.5, X3/3, M6.5, T7.5, X2.6, X3-5(Đen nếu đổi thành P2/2 Đỏ sẽ X2/2 chiếm ưu)! S4.5! hai bên giằng co.
10 ... B3.1 11. X3-7 P8-7 12. X9-4 X8.4 Đen tiến xe giữ mã chính xác nếu đi nhầm P7.7 ăn tượng? S4.5, Đen thí quân xong khó tổ chức tấn công có hiệu quả, Đỏ chiếm ưu.
13. M3.4 X8-7 14. M4/2 X7-8 15. P8.1 Đỏ tiến pháo giữ mã muốn ăn quân chiêu pháp cứng rắn nếu Đỏ đổi thành X4.2, P7-6, P5-2, P6.4, P2.3, M6.7, X7.3, P6-8, P2.4, M7/6, M7.6, P8/4, X7/3, M6/7, P2/1, X1-3, X7.5, T5/3, hai bên bằng thế.
15 ... S4.5 Đen lên sử dụng chiến thuật thí quân là tinh hoa của bố cục này. Gần đây trong thực chiến Đen từng xuất hiện nước P2.1, S4.5( nước yếu nên đổi thành X4-3)? P2-3!, P5-2, M6/4, P2.3, M4.3, X4.3, Mt/1!, M7/9, M1.2, M9.8, P3.2, M2/4, X1-2, Đen chủ động.
16. P5-2 M6.7 17. P2.3 M7.6 18. Tg5.1 ... Tướng Đỏ ngự giá thân chinh để bắt chết mã Đen nhưng trận hình Đỏ tản mạn. Cờ Đỏ hơn quân nhưng cũng tồn tại điểm yếu. Cùng với sự nghiên cứu sáng tạo không ngừng của các kỳ thủ, đường hướng biến hoá này đã trở thành một định thức, hình thành cục diện mỗi bên một vẻ.
18. ...X1-4 19. Tg5-4 X4.8 Đen nếu đổi thành X4.4, P2-3, P7-6, P3.3, Đỏ nhiều quân chiếm ưu.
20. S4.5 P2/2 Trải qua quá trình nghiên cứu tổng kết không ngừng nước chiếu tướng rồi lùi pháo phản kích của Đen được công nhận là chính xác. Trước đây Đen từng thử nghiệm X4/4, M2.4, X4-6, (Đen nếu X4-7, P2/3, P2/2, S5.4), P2/3, M3.4, P8.1, những biến hoá kể trên Đỏ đều đạt được thế nhiều quân dễ đi.
21. P2.4!(Hình vẽ) ...
Như hình vẽ Đỏ trầm pháo đáy tấn công là nước sáng tạo của Đặc cấp đại sư Vương Bân. Nó tạo thế đối công, phá vỡ kế hoạch phản kích của Đen, hiện nay là một trong những Phi Đao kiểu mới đầy uy lực công kích của bên Đỏ( một Phi Đao kiểu mới khác là X7-3)! trước đây Đỏ đa phần chơi P8.3 Đen sẽ X4/4, P2-3, P7-6, Tg4/1, P2-3, P8-7, M3/1, X7-6, X4-6, Tg4-5, T5.7, M7/9, hai bên bằng thế.
21. ...X4/4 Đen thoái xe
22. X7-2 ... Xe Đỏ rút khỏi lộ 7 nhằm tránh nước bình pháo uy hiếp xe mã của Đen là nước duy nhất có thể xác lập ưu thế hơn quân.
22. ...P2-3 Trong hỗn chiến cờ nhanh đa phần đều là dựa vào cảm giác để tìm kiếm những nước phản kích trực tiếp . Đến đây Đen nếu đi P7-6 trước, Đỏ sẽ Tg4/1, P2-3, M7/9, X4.4, P8.4!, P6/1, P8-5, S5.6, Tg4-5, X4-1, T3.5, X1-4, T7.9, X4/4, P2-1, X4-7, X2.4!, Đỏ có thế công nhất định.
23. M7.6 P7-6 24. S5/4 ... Đỏ thoái sĩ là nước cải tiến của Đặc cấp Đại sư Vương Bân! Đỏ nếu S5.6? P3.8, P8.4, M3.2, M6.8, P6-2, M8.7, X4-6, X2-4(Đỏ nếu M2/4? Đen sẽ X6-7)! X6-8, P2-1, X8.2, M7.5, X8.2, Tg4.1, P3/2, T3.5, X8/8 hai bên đối công, khó mà dự đoán thắng thua.
24. ...P3.8 25. P4-5 X4-3?(Hình vẽ)
Như hình vẽ Đen X4-3 tuỳ tiện, lạc điệu! Đen nên đổi thành P3-1 nước đi có lực! tiếp theo Đỏ đại thể có hai biến hoá chính như sau: (1) P8-7( không bằng T3.5 chắc chắn), X4-3!, P7.4, P6-3, M6.5, X3.4, Tg5.1, P3.4(Đen nếu đi sai P3.3?, Đỏ sẽ Tg5-4!, nước diệu thủ giải vây chiếm ưu)! phục nước P1/2 Đen có thể khéo léo lấy lại quân bị mất, hình thế không kém; (2) P8.4, M3.2!, M6.8, P6-2, M8/7, X4-3, Đen hình thành thế kẹp xe pháo.
26. P8.4! ... Đỏ tiến pháo tấn công tượng giữa triển khai thế công, nắm chắc chiến cơ, lúc cần ra tay phải ra tay! Đến đây Đỏ nhiều quân chiếm ưu.
26. ...X3.4 27. Tg5.1 X3/3 28. M6.4 ... Đỏ lên mã mời đổi xe chính xác, nếu tuỳ tiện đi P8-5, Đen Tg5-4 Thế công bên Đỏ nhất thời hết cách triển khai.
28. ...X3.2 29. Tg5/1 X3.1 30. Tg5.1 X3/1 31. Tg5/1 X3.1 32. Tg5.1 P6/1Đen thoái pháo hi vọng tạo thế đối công nước đi miễn cưỡng bất lực. Bởi vì nếu đổi thành M3/4? Đỏ sẽ M4.2 phục nước P8-4 thắng định.
33. P8-5 Đỏ phá tượng giữa phát động tổng tấn công.
33. ...S5.6 34. M4.6 X3/1 35. Tg5/1 X3.1 36. Tg5.1 M3.4 37. X2-6 P6-4 38. M2.3 X3-6 39. M6.5! ... Đỏ hiến mã chiếu tướng diệu thủ đổi được quân mã chủ lực tấn công của Đen. Tiếp theo lại thí trả pháo sử dụng xe mã pháo liên thủ vây tướng Đen, Đỏ nhập cục nhanh gọn, đẹp mắt.
39. ...Tg5.1 40. X6.1 T7.5 41. M3.5 X6-3 42. M5.3 ... Đỏ nước tiếp theo phục đi M3.4 đạp sĩ ăn pháo cờ Đen trong chốc lát đã hết cách phòng thủ. Trong lúc chiếu tướng liên tục, do hết giờ bị xử thua.
42. ...X3/1 43. Tg5/1 X3.1 44. Tg5.1 X3/1 45. Tg5/1 X3.1 46. Tg5.1
Đỏ thắng.
Nguồn: hvtc_k42 - http://forums.xiangqiclub.com
Giang Tô Từ Thiên Hồng tiên thắng Thẩm Dương Kim Tùng giải đồng đội cấp Giáp Tưởng Quân Bôi năm 2004

  Trung pháo đối hậu bổ liệt pháo
  1.P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 P8.4 4. B3.1 P2-5 5. M8.9  …………
  Lúc này Đỏ còn có cách chơi M8.7 tiếp theo Đen đi tiếp M2.3, B7.1, X1-2, X9-8, X2.4, P8-9, X2-8, X8.6, P8-7 Tiếp theo Đỏ chủ yếu có hai sự lựa chọn X8-7 và X2-1 đều có biến hoá phức tạp.
  5.………… M2.3 6. B7.1  …………
  Đỏ nước này nếu đổi thành X9-8, Đen sẽ B3.1, P8-7, M3.4, Đen đủ có thể chiến đấu.
  6.………… X1-2 7. X9-8 X2.4 Đến đây hai bên hình thành trận thế cơ bản Trung pháo lưỡng đầu xà biên mã đối hậu bổ liệt pháo. Lúc này Đen còn sự lựa chọn khác là X2.5 Đỏ nếu P5/1, P8-7, P8-7, X8.9, M3/2, X2-3, X8.2 áp lực của Đỏ với cánh trái bên Đen tương đối lớn. 8. P8-7 X2-8 9. B7.1 (Hình 1)……
  
 Như tình thế trong hình 1 Đỏ còn có hai cách đi khác lần lượt như sau: (1) P7.4, T3.1, P7-3, S6.5, X8.6, Đỏ hơi ưu (2) X8.6, P8-7?, X2-1, M3/5, X8-7, B7.1, B3.1, Xt-7, X7.2, T3.1, X7-6, X7-2, T3.1 tiếp theo Đen có hai sự lựa chọn là X8.4 và M7.6 đều có thể giành được cục diện cân bằng.  
  9.………… P8-7 Nước này Đen cũng có thể đổi thành Xt – 3, tiếp theo nếu Đỏ P7/1, P8-7, X2.9, M7/8, S4.5, M8.7, T3.1,B5.1, B5.1, X8.3, P7-5, M3.5, B5.1, P5.5, T7.5, X8-5 Hai bên bằng thế.
 
  10.X2.5  …………
  Đỏ đổi xe chậm, dẫn đến cục diện đi theo chiều hướng hoà hoãn không bằng đổi lại B7.1 ăn tốt tương đối có lực tiếp theo Đen nếu Xt-3(nếu Xt.5, sẽ M3/2, X8.9, B7.1 Đỏ có tốt qua hà chiếm ưu) X2.9, M7/8, B7.1, X3.3, B7-6 Đỏ ưu thế.
  10.………… X8.4 11. B7.1 X8-3 12. P7/1 X3/1 Đỏ cũng có thể cân nhắc đi S4.5 trước
  13.………… X3.1 14. T3.1 M3.2 15. X8.3 P7-1 16. X8.1 S4.5 17. M3.5 P1-4 18. S4.5 P5-2 19. X8-9 P2-1 20. X9-8 T3.5

  Đen nếu đổi thành T7.5 hiệu quả càng tốt hơn. 21. B5.1 B5.1 22. X8/1 P4/4 Đỏ nước này nếu đổi thành M5.4 Đen sẽ P4/5 Đỏ không có thủ đoạn tấn công tiếp theo.
  22.………… P4/4 (Hình 2)
  
  Như hình thế trong hình 2 Đen thoái pháo sai sót dẫn đến xe Đen bị bắt chết nên đổi thành P1.5 đổi mã (cũng có thể B5.1, P5/2, P4/3, Đen có thể giữ cân bằng) T7.9, X3.4, X8-6, X3/2 Hai bên đại thể bằng thế.
  23.P5-7 P4-2 24. M9.8 M7.5 25. Ps.4 M5.3 26. M5.7  …………
  Do nước thoái pháo sai lầm ở giai đoạn trước dẫn tới hình thành cục diện hữu xe đối Đen đã ở trong thế phòng thủ vô cùng vất vả. sss
   26.………… B5.1 27. P7.3 T5.3 28. M7.5 T7.5 29. X8/1 B1.1 30. X8-5 P2.3 31. X5.2 P1-3 32. S5/4 B1.1 33. M5.3 S5.6 34. T1/3 P3.7 35. Tg5.1 P3/1 36. X5-7 P2.3 37. Tg5/1 P3-7 38. X7.1  …………
 Đỏ với uy lực của xe lại ăn thêm một tượng đã có hy vọng rất lớn để giành thắng lợi.
  38.………… M2.1 39. X7.4 Tg5.1 40. M3.2 P2.1 41. Tg5.1 Đỏ thắng.
Nguồn: toi1982 - http://forums.xiangqiclub.com
VÁN CỜ HAY TẠI GIẢI VÔ ĐỊCH
CÁ NHÂN TRUNG QUỐC NĂM 2006
trích từ quyển phân tích các ván cờ hay giải cá nhân toàn quốc năm 2006 của hai tác giả Liêu Nhị Bình và Trịnh Bình Bình chủ biên.Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Liêu Ninh phát hành tháng 8 năm 2007.

Đây là ván đấu ở vòng 3 giữa Hồ Nam Tạ Nghiệp Giản và Quảng Đông Lữ Khâm.
Trung pháo tuần hà xe đối bình phong mã.

1.P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 B3.1

Đen tranh lên tốt 3 xuất hiện tương đối sớm trong Mai Hoa Phổ. Lý thuyết bố cục hiện đại cho rằng tương đối ổn định chắc chắn nhưng khả năng phản công không lớn.

4. X2.4 M2.3 5. B7.1 B3.1 6. X2-7...

Nhằm đối phó với ý đồ mở tốt 3 chuẩn bị xuất kích mã phải của Đen bên Đỏ tiến xe tuần hà để thông qua đổi tốt điều xe sang cánh trái khống chế mã Đen.

6...P2/1

Bên Đen thoái pháo chuẩn bị phản kích là nước bắt buộc nếu Đen đi sai B7.1? Đỏ sẽ B5.1! P2/1 B5.1 P2-3(nếu p2-5 Đỏ B5-4 chiếm ưu thế) B5.1 S4.5 B5-6 Tg5-4 P8-6 P3-4 B6-7 rút chiếu Đỏ chiếm ưu thế lớn.

7. P8-7 X1.2

Đen tiến xe biên là nước mới hàm súc nhiều biến . Nó tạo nên một hướng phản kích mới cho bên Bình Phong Mã, là một sách lược tích cực để tranh thắng của bên cầm Đen. Trước đây bên Đen thường đi P2-3 tấn công xe, Đỏ sẽ X7-2 (nếu Đỏ đi nhầm X7-3? Đen sẽ B7.1 X3.1 T3.5 X3.2 M3/5 P5.4 P3.8 Tg5.1 P3-1 Tiếp theo bên Đỏ chủ yếu có B3.1, B5.1, P7.2, P7.3 bên Đen đều có thế công chiếm thế thượng phong dễ đi. Nếu thích tìm hiểu nghiên cứu sâu có thể tham khảo cuốn Dịch Lâm Tân Biên của Dương Quan Lân) M3.2 M8.9 P8.2,X2-8 B7.1 B3.1 T3.5 B3.1 T5.7 M3.4 P3 -2 M4.2 P2.4 M2.3 X8.5 bên Đen có thể đối kháng.

8. X7-8 ...

Bên Đỏ bình xe bắt pháo cắt đứt đường đi là ý đồ của chiến thuật này. Nếu Đỏ đối thành X7-6 Đen sẽ X1-2 thuận thế xuất xe rất thoải mái.
8...P2-7
bên Đen bày kế trống thành đợi bên Đỏ chém tượng mở trận quyết chiến.
9. M8.9...
Kỳ lạ, tại sao bên Đỏ không P7.7 chém tượng quyết một trận sống mái? Thực ra lý do rất đơn giản là quân địch mạnh ở trước mặt Tạ Nghiệp Giản lựa chọn biến xe tuần hà, chiến lược là nhằm chơi chắc chắn không cầu thế công nhưng không cầu thì nó cũng đã đến. Bởi vì theo luật thi đấu chỉ lấy 8 vị trí đầu của mỗi tổ, hai vòng trước với một ván hoà một ván thua khiến cho tình hình điểm số của Lữ Khâm rất nghiêm trọng chỉ cần thêm một ván hoà nữa thì khả năng là Lữ Khâm sẽ bị loại. Một biến hoá chính nữa là : X9.1 T7.5 X9-4 B7.1 P5-6 M7.8 T7.5 S4.5 X4.7 thực chiến hiệu quả của bên Đỏ tương đối tốt.

9...T7.5

Bên Đen lên tượng chính xác, không nên quá mải tấn công. Đen nếu đối thành B7.1 P7.7 S4.5 X9-8 hậu phương bên Đen cũng không yên ổn.

10. P5-6 ...

Bên Đỏ dời pháo ngầm phục nước tiến pháo bắt hai cây bên Đỏ cũng có thể xem xét nước P9-8 B7.1 M9.7 Đỏ cũng có thể chiến đấu.

10... B7.1 11. X9-8 ...

Đỏ nếu đổi thành P6.5 M3.4 X8.4 X1-4 X8-3 M7.6 Đen có thế phản tiên.

11... M7.6 12. Xt-4...

Đỏ nếu đổi thành P6.6, M3/1 bên Đỏ bước tiếp theo mục tiêu tấn công không rõ ràng.

12...P8.2 13. P7.4...

Đỏ nếu T7.5 M3.4 X4-5 X8.3 bên Đen hơi ưu.

13...M3/5!

Nước cờ thanh thoát, con đường sang trái của mã phải đã thông suốt.

14. T7.5 M5.7 15. S6.5 (Hình vẽ) P8.1

Như hình vẽ bên Đỏ lên sĩ tuỳ tiện dường như nên đổi thành P8.4 kiên trì phòng thủ tốt hơn. Bên Đen suy nghĩ một lát rồi nhanh chóng tiến pháo một nước. Khả năng phán đoán phân tích cục thế của Đặc cấp Đại sư có thể gọi là giống như mắt vàng có thể nhìn rõ từng chân tơ kẽ tóc.

16. X4/3 ...

Tuy rằng Lữ Khâm đi quân một tiếng không vang, nhưng đối với Tạ Nghiệp Giản có thể nói giống như sấm giữa trời xanh vô cùng bất ngờ. Bên Đỏ nghĩ gần hai mươi phút không có cách nào khác đành thoái xe chủ yếu để tránh đòn ác thủ B7.1

16... P7-6 17. X4-1 X1-4

Xe bên Đỏ bị đuổi về lộ 1, bên Đen mượn thế xuất xe

18. P7/6 M6.7

Đen nếu đổi X4.4 Đỏ sẽ M9/7 X4-1 P6.6 bên Đỏ có thế công.

19. M9.7 P8.2 20. X8.6 MT/6

Mã Đen tiến rồi lại lùi rất có thứ tự.

21. P7-6 X4-3 22. M7.6 X3.2
23. X8/2 ...

Trong tình thế bên Đỏ ngoan cường kháng cự bên Đen cũng khó tìm ra con đường giành thằng lợi nhanh chóng.

23... P8/1 24. M3.4 ...

Bên Đỏ nhảy mã cố gắng hết sức để phản kích, nếu đổi thành B9.1 P8-7 đè mã cờ Đỏ cũng khó đi.

24. P8-1 25. M4/6 X3.3 26. Ms/8 S6.5

Đến đây bên nhiều hơn hai tốt chiếm ưu thế.

27. X1.1 X3.1 28. X8-9 P1-2 29. X9-8 P2-1 30. X8-9 P1-2
31. X9/1 P2/2 32. X1-2 X3/1 33. X2.7 M7/8 34. X9-8 P2.3
35. Pt-8 M8.7

Giai đoạn trước sau khi hai bên thông qua đổi quân giản hoá cục diện. Cờ Đen nhiều tốt, quân lực lại chiếm vị tốt không còn nghi ngờ gì nữa giai đoạn sau bên Đen viễn cảnh lạc quan.

36. B5.1...

Bên Đỏ xung tốt giữa mở tuyến tốt cố tranh đột phá nếu không cứ tiếp tục giằng co chắc chắn cờ Đỏ sẽ không có lợi.

36...B1.1 37. P8/2 B1.1 38. X8-2 P6.1 39. P8.9 ...

Bên Đen thúc tốt biên qua hà bên Đỏ không muốn bị nuốt gọn. Do vậy tiến pháo xuống đáy hi vọng trong đối công có thể khiên chế cờ Đen.

39...X3/3 40. X2-6 X3-2 41. P8-9 B1-2 42. P6-7 X2-3
43. P9/1 ? B7.1 !(Hình vẽ)


Như hình vẽ bên Đỏ thoái pháo tính toán sai lầm bị bên Đen mượn thế tranh thủ đẩy tốt qua hà trợ chiến. Ngược lại quân lực bên Đỏ bị khiên chế, hơn nữa lực lượng vật chất bị tổn thất nghiêm trọng. Cờ Đen dường như đã nhìn thấy chiến thắng không còn ở xa nữa.

44. P9-6 T3.1 45. M6/7 B2-3 ! 46. X6/1 B7-6 47. P7.4 M7.8
48. P6-9 M8.7 49. X6-8 P6-7 50. X8.2 B6-5

Thuận tay dắt dê, lại ăn thêm tốt giữa của bên Đỏ. Thế cờ bên Đen tích ưu thế nhỏ thành thắng lợi. Giống như con mãng xà quấn quanh cờ Đỏ khiến cho bên Đỏ không cách gì có thể đối công, phòng thủ vô cùng khó khăn.

51. P9.1 T1/3 52. M7/8 Bt.1 53. T5.3 Bt-4 54. P9/9 M6/4
55. M8.9 B5.1

Bên Đen lại xung tốt giữa đẩy nhanh tốc độ tấn công, thế mạnh như chẻ tre.

56. P9-7 X3-1 57. M9/8 X1.5! 58. Ps-6 M4.3 59. X8-7 X1-2
60. X7/3 B5.1

Đến đây bên Đỏ đã không còn chỗ hiểm địa nào để có thể dựa vào mà phòng thủ, cờ Đen thế thắng đã định.

61. M8.9 X2/3 62. M9/8 X2.1 63. P6-8 X2-1 64. X7.5 X1.2
65. P8-7 B5.1 66. T3.1 P7.2 67. M8/6 P7-5 68. X7-5 P5.1

Tiếp theo bên Đỏ nếu chạy pháo hay giữ pháo bên Đen sẽ B4.1 Đen thắng.

các bạn có thể xem ván cờ ở đường link sau:
http://www.01xq.com/e_game_view.asp?id=0010283AC4A8D0
Trung pháo đối hậu bổ liệt pháo

  1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 P84. 4. B3.1 P2-5 7. B7.1 …………
 Bố cục Liệt thủ pháo là một trong những bố cục hậu thủ được Đại sư Kim Tùng yêu thích sử dụng. Tưởng Xuyên lên tốt 7 tỏ ra đã có sự chuẩn bị. Nếu thông thường chơi M8.7 Đen sẽ M2.3, X9-8, B3.1, P8.4, P8-7 dễ hình thành cuộc chiến tàn pháo mã không xe, Đen có thể mãn ý.  
  5.………… M2.3 6. M8.9 X1-2 7. X9-8 X2.4 8. P8-7 X2-8 9. X8.6
  
  Đỏ tiến xe quá hà không tồi nhưng dễ dẫn tới cục diện đối công kịch liệt. Nếu cầu ổn có thể chơi P7.4, Đen nếu chơi tiếp T3.1 Đỏ sẽ P7-3, S6.5( cũng có thể cân nhắc T7.9 tiếp theo phục nước X8.3 bắt pháo) X8.6, M3.4, X8/1, P5-3( nếu M4.5, X8-2, X8.4, B3.1 Đỏ ưu) B3.1, Xt-7, M3.4, X7.1, M4.6, P3.7, S6.5, X7/2, M6.8, Đỏ tiếp theo phục nước M9/7 trong giằng co Đỏ cơ hội tương đối lớn.
  9.………… P8-7 10. X2-1 M3/5 11. X8-7 B7.1 12. X7.2 …………
 Đỏ tiến xe thí tốt nhằm cướp công nhưng nguy hiểm tương đối nhiều. Nếu đổi lại B3.1, Xt-7, X7.2, X8.5 bên Đen quân lực linh hoạt Đỏ cũng không dễ khống chế cục diện.  
  12.………… B7.1 13. X7-6 T3.1 14. S6.5 Xt-2 15. Tg5-6 X2/4 16. B9.1 P7-8 17. M9.8 P8/5 18. X6/1 M5/3
 Tưởng Xuyên tỏ ra đã nắm được một loạt biến hóa sau khi thí tốt xong. Nhưng chiêu gan dạ thí sĩ đáy của Đại sư Kim Tùng nằm ngoài dự liệu của Tưởng Xuyên. Điều này cũng nói lên điểm độc đáo của Đại sư Kim Tùng đối với thế trận Hậu bổ liệt pháo. Đến đây có thể nói cục điện này là một sự thử thách khó khăn cho cả hai bên.  
  19. X6.2 Tg5.1 20. M8.9 X2.3 21. X1-2 P8.7
  Đen tiến pháo phong xe chiêu pháp tích cực, cũng có thể đổi lại chơi X2-1 ăn mã Đỏ X2.8, X8.1, X6/1, Tg5/1, X6-2 Đen tuy khuyết sĩ nhưng có tốt quá hà trợ chiến cục thế không tồi.
  22. X6/1 Tg5/1 23. P7.7 T1/3 24. M9.8 S6.5 25. X6-7 …………
  Có thể cân nhắc P5-7 Đen nếu tiếp theo đi P8/7 bắt đôi X2.8, X2/2( Nếu đi nhầm X8.1 ăn mã Đỏ P7.7 sát cục) X6-8, X8.1, X8.1, P5-4 Hình thành cục diện hai bên đều có chỗ phải lo ngại.
  15.………… X2-4 26. P5-6 B7.1 27. B7.1 B7.1 28. B7.1 X4/3 29. X7/1 X4.1 30. X7.2 S5/4 31. B7.1 X4-2 32. B7-6 P5.4 33. P6.7 X8.4 34. P6/1 Tg5.1 35. X7-3 P8-7
 Đỏ lại thí tốt với hi vọng đục nước béo cò. Đỏ mời đổi pháo xong bèn giản minh xác lập thế thắng.  
  36. X2.5 M7.8 37. X3/7 X2.1 38. X3-6 M8.6 39. P6.1 P5-7 40. T3.5 Pt-6 41. S5.4 P7.3 42. S4.5 P7-9 43. B7.1 Tg5-6 44. X6.2 M6.7 45. X6-3 M7.8 46. S5/4 M8/7 47. S4.5 M7.8 48. S5/4 M8/7 49. S4.5 M7.8 50. S5/4 M8/9 51. S4.5 X2-8 Đến đây Đen hình thành thế tứ tử quy biên Đỏ khó mà chống lại.
  52. X3.4 Tg6.1 53. B6-5 X8.7 54. S5/4 X8/8 55. X3/8 P9-8 56. Tg6.1 P8/1 57. Tg6/1 P8.1 58. Tg6.1 P8/1 59. Tg6/1 P8.1 60. Tg6.1 P6-7 61. T5.3 P8/3
  Đến đây xe Đỏ bị trói ở đáy đã không thể cứu vãn được sự tổn thất về mặt quân lực, thất bại là điều khó tránh khỏi.
  62. P6/7 P8-7 63. X3-1 M9.8 64. B1.1 Pt/3 65. X1.1 X8.5 66. P6-5 Pt.1 67. P5/2 X8-4 68. Tg6-5 X4-3 69. P5-6 Ps-5 70. B5-6 P7/3
  Đến đây Đỏ nhận thua.
Nguồn: toi1982 - http://forums.xiangqiclub.com/


Hồ Gươm không chỉ để lại dấu ấn sâu đậm cho những ai đă từng một lần nghe, một lần đến với Hồ Gươm qua truyền thuyết rùa thần, qua vẻ đẹp duyên dáng mà tạo hoá ban tặng. Theo thời gian, Hồ Gươm đă trở thành trung tâm của sinh hoạt văn hoá cờ tướng, một môn thể thao trí tuệ thu hút người chơi cờ ở mọi lứa tuổi, tầng lớp cùng tụ hội về đây để trao đổi, học hỏi lẫn nhau qua những nước cờ, ván cờ. Lâu dần, sinh hoạt cờ tướng bên Hồ đă trở thành một bộ phận trong tổng thể cảnh quan Hồ.Không ai còn nhớ chính xác cờ Tướng xuất hiện ở Hồ Gươm từ khi nào. Theo một số người chơi cờ có thâm niên, thì ít nhất khoảng 15 - 18 năm về trước, người ta đă thấy xuất hiện trước cửa Trung tâm nghiệp vụ Văn hoá - Thông tin (phố Lê Thái Tổ) một số người tụ tập chơi cờ. Về sau, do số lượng người chơi ngày càng tăng nên đă mở rộng sang cả bờ Hồ phía đối diện. Nếu để ư, bạn sẽ thấy có khoảng 25 - 30 bàn cờ nằm rải rác suốt dọc bờ Hồ phía Tây, có khi còn tràn cả sang góc Hồ phía phố Hàng Khay. Mỗi bàn cờ trung bình có 2 người chơi và khoảng 4, 5 người xem. Hàng ngày, Hồ Gươm đón khoảng hơn 100 vị khách đến tham gia sinh hoạt cờ Tướng từ lúc chiều mát cho tới tận chập tối.

Phần lớn người tới đây chơi cờ là các cụ cao tuổi. Ngoài mục đích thư giăn, hóng mát, họ mong muốn giao lưu, học hỏi, từ đó hoàn thiện tŕnh độ chơi và hoàn thiện chính bản thân mình. Ai đă từng có dịp thưởng thức sinh hoạt cờ ở Hồ Gươm hẳn sẽ không thể không chú ý đến những câu nói hài hước thuộc về ngôn ngữ riêng của người chơi cờ. Ví như quân Tướng được gọi là "ông nhiều râu" vì nét chữ có nhiều gạch, đồng thời cũng gây cho người xem liên tưởng đến hình ảnh Tào Tháo thời Tam Quốc. Và khi nghe những câu đại loại như "Cứ thằng nhiều râu mà bắt", chắc chắn bạn sẽ khó mà nhịn được cười.

Bác Nguyễn Thành Phương, cán bộ hưu trí ở phường Phan Chu Trinh, Hà Nội, người có thâm niên chơi cờ gần 30 năm nay cho biết, con người ta muốn thành công trong bất cứ chuyện gì, đức tính trước tiên cần phải có là cẩn thận. Đặc biệt, khi chơi cờ Tướng, người chơi không thể qua quýt, vội vàng trong mỗi nước đi. Hướng các con ḿình chơi cờ Tướng là một trong những biện pháp bác dùng để giáo dục họ.

Không chỉ các cụ cao tuổi chọn cờ Tướng, mà cả lớp thanh niên cũng chọn cờ Tướng làm môn giải trí cho mình. Phần lớn trong số họ cho rằng, cờ Tướng là môn thể thao trí tuệ, nó thể hiện tính cách, khả năng tư duy, tầm nhìn hay trình độ của mỗi người chơi. Đức tính quan trọng nhất cờ Tướng rèn luyện cho con người là khả năng nh́n xa trông rộng, tính cẩn thận và kiên trì. Giải thích về lý do chọn cờ Tướng để giải trí của mình, anh Phạm Anh Tuấn, công tác tại Viện Bảo vệ thực vật cho rằng, chơi cờ Tướng là một trong những biện pháp kích thích các tế bào thần kinh, giúp duy tŕ trí nhớ, con người luôn nhanh nhẹn hoạt bát. Bởi tế bào thần kinh là một loại tế bào không có khả năng sinh ra mà chỉ mất đi. Con người càng lớn lên, già đi, th́ các tế bào này cũng mất dần theo thời gian. Anh Tuấn cho biết thêm, cờ tướng c̣n là môn thể thao thể hiện tính cách, quan điểm của người phương Đông. Họ không muốn dùng vũ lực để giải quyết mọi vấn đề, họ muốn sử dụng trí tuệ của ḿnh để chiến thắng.

Bên Hồ Gươm, mọi ranh giới giữa tuổi tác, tầng lớp của người chơi đều không đáng chú ý. Điều mà người chơi quan tâm là tìm được một "kỳ thủ đẳng cấp" để cùng so tài. Trong cờ Tướng, tŕnh độ chơi cờ được chia làm 2 loại: cờ Tướng phổ thông và cờ đạo. Trong cờ Tướng phổ thông, người chơi được phép sử dụng mọi biện pháp, mánh khoé, bất kể là xấu hay đẹp, miễn hạ gục được đối thủ. Trái với cờ phổ thông, cờ đạo là sự giao lưu giữa hai tính cách của hai con người. Như ông Đắc Lê, người chơi cờ nổi tiếng, từng nhận xét: "Cờ như bản thân cuộc đời". Quả thực, nếu quan sát kỹ từng nước đi, thế cờ, cách ngồi, cách cầm quân cờ... bạn có thể cảm nhận được người đánh cờ là người thế nào. Ai suy nghĩ nông cạn tất nước cờ chỉ nhằm vào cái lợi trước mắt; đối với con người mưu mô thì nước đi đầy toan tính, thế cờ giăng nhiều bẫy hiểm; ai tính cách điềm tĩnh, ôn hoà, biết nhìn xa trông rộng, suy nghĩ chín chắn thì thế ngồi vững trăi, cầm quân cờ nhẹ nhàng mà không lỏng lẻo, nước đi thoáng đạt, đơn giản nhưng hiệu quả, thế cờ vững chắc, công thủ toàn diện. Những người như vậy th́ dù thắng hay bại, đối phương đều phải "tâm phục khẩu phục". Thường bàn cờ nào có "kỳ thủ đẳng cấp" cầm quân bao giờ cũng chật cứng người xem, cả vòng trong lẫn ṿòng ngoài. Không những thế, nó còn hấp dẫn được trí tò ṃò của những du khách nước ngoài đi dạo bên Hồ.

Cùng với thời gian, cờ Tướng vẫn tồn tại và phát triển, vượt qua ý nghĩa là một môn thể thao trí tuệ, lành mạnh. Có thể nói, nó đă trở thành một nét sinh hoạt văn hoá tao nhă sánh vai cùng các loại h́nh giải trí văn hoá khác vốn đă nổi tiếng của người dân Thăng Long - Hà Nội, để mỗi khi nhớ về Thủ đô, người ta lại tự hào mà nhắc đến thú chơi cờ của người Hà Nội./.

Nguồn: Hà Phương (từ VOV)
Có 1 bài thơ rằng:

“Trường thành thu khí túc
Diệp lạc thiên chuyển lương
Kinh hoa quan cái địa
Kỳ quốc chiến kì trương
Nam bắc chư hào kiệt
Kỹ cao đẩu chí ngang
Thục am chư thao lược
Bách luyện vi tinh cương
Xa trì già cổ động
Huyết chiến thập tam trường
Hoàng sa xuyên kim giáp
Thiết mã tiễn thu sương .
Sở hà quyết sinh tử
Hán giới tranh đoản trường
Đẩu trí kiêm đẩu dũng
Sinh phụ tự minh chương
Đông bắc lai hổ suý
Phá trận thuỳ năng đang ?”

Câu thơ gần cuối “Đông Bắc lai Hổ súy” định ám chỉ người nào vậy ?.Xin thưa rằng đó chính là danh thủ Vương Gia Lương,1 trong những nhân vật nổi bật nhất của kỳ nghệ Hoa Bắc Trung Hoa,là người mà sau này được giới cờ Trung Quốc tôn xưng là “Bắc Phương Thái Đẩu” hay “Quan Đông đệ nhất danh kỳ”.

Danh thủ Vương Gia Lương sinh vào tháng 9 năm 1932,người vốn huyện Hoàng Huyện tỉnh Sơn Đông.Vương Gia Lương có dáng người cao ráo,nhanh nhẹn,ban đầu chưa có tiếng tăm chỉ là 1 tay cờ giang hồ cự phách,kỳ nghệ đạt tinh thâm,thượng thừa sau do Trung Quốc đã thống nhất nên mới có nhiều lần tham gia tỷ tái quốc gia đạt được vô số thành công vang dội.Vương Gia Lương tiếng tăm lừng lẫy,tuy chưa 1 lần lên được ngôi cao nhất là quán quân Trung Quốc nhưng những gì mà họ Vương đã làm để đóng góp cho sự phát triển đi lên của kỳ đàn Trung Quốc nói chung thì trước sau gì với nhiều thế hệ kỳ thủ vẫn được đánh giá rất cao với 1 niềm trân trọng to lớn,trong số đó không ít người đã tự nhận mình như là 1 môn sinh không chính thức của Vương gia.

Hồi còn ở quê nhà ,Vương Gia Lương đã nổi danh là "Tiểu Kỳ Bá",dù mới chỉ là 1 thanh niên trẻ người non dạ nhưng đã gần như không còn có đối thủ,đánh đến đâu là thắng đến đó,chỉ có Mạnh Lập Quốc ở Liêu Ninh mới có thể so sánh được với Vương.Sau này khi ông chuyển qua sống ở tỉnh Hắc Long Giang,Vương Gia Lương mới thực sự gây dựng được tiếng tăm như bây giờ và trở thành nhân vật có sức cờ mạnh nhất của vùng Đông Bắc Trung Quốc,được giới cờ ở đây đặt cho ngoại hiệu “ Đông Bắc Hổ”.Năm 1956,lần đầu tiên Vương Gia Lương được đại diện cho tỉnh nhà đem sức tài tham gia thi đấu toàn quốc.Năm đó Vương đứng hạng Á quân sau kỳ nhân Dương Quan Lân của tỉnh Quảng Đông.Sau đó liên tục trong nhiều năm trời Vương được xếp vào hàng quốc thủ của Trung Quốc.Trong 2 năm 1957 và 1959,Vương Gia Lương đều được xếp hạng Á quân.Kỳ đàn Trung Quốc lưu truyền câu nói “Tam quan Dương,tam á Vương” là vì thế.Năm 1960,khi thần đồng Hồ Vinh Hoa của bến Thượng Hải nổi lên như cồn,đánh đông dẹp bắc gây kinh hoàng khắp chốn giang hồ thì gặp đến Vương gia Hoa Bắc mới bị đánh bại đến nỗi trong trận Hồ đã phải thốt lên rằng “Sát chiêu cao” đủ thấy Vương Gia Lương kỳ nghệ thật không hề kém cạnh một ai !.Năm đó Vương Gia Lương chính thức được đề nghị trở thành lá cờ đầu tiên phong,là người chủ lực dẫn dắt phong trào phát triển cờ tướng cho tỉnh Hắc Long Giang sau này.

Vương Gia Lương với vốn kiến thức sâu rộng,thích giao du kết bạn,phong cách đánh cờ sắc sảo,tinh tế,thiên về lối chơi tấn công như vũ bão,nổi tiếng với công lực thâm tàng,triển khai liên hoàn bảo đao đầy hung mãnh.Sau khi nhận trọng trách với tỉnh nhà.Vương lão không chút lơi là,ngày đêm chú tâm nghiên cứu kỳ nghệ để viết thành tài liệu giảng dạy ngoài ra bắt đầu mở rộng quan hệ,giao lưu khắp nơi,trao đổi tin tức,tổ chức nhiều giải đấu cờ và các lớp huấn luyện cờ tướng trong vùng,từ đấy Vương thiên về công tác đào tạo hơn là thi đấu,Vương Gia Lương không quản ngại khó khăn đi khắp Hoa Bắc thu nhận môn sinh nhằm truyền dạy cho được chân tài thực học tâm đắc nhất của đời mình cho thế hệ trẻ để qua đó khơi dậy phong trào phát triển cờ tướng của nơi này.Về sau,một số đệ tử của Vương lão đã thành danh và có tiếng tăm lớn trên kỳ đàn Trung Quốc,trong đó có thể kể đến như : Triệu Quốc Vinh,Lưu Điện Trung,Tôn Chí Vĩ,Trương Ảnh Phú,Trương Hiểu Bình,Quách Lệ Bình,Trương Hiểu Hà,Trương Mai.

Năm 1979,tạp chí Bắc Phương kỳ nghệ (nay gọi là tạp chí Kỳ nghệ) lần đầu tiên ra mắt bạn đọc.,Vương Gia Lương là chủ biên của nó.Đây là 1 tạp chí chuyên sâu về cờ rất có uy tín và được nhiều thế hệ kỳ thủ đón đọc.Trước đó,Vương Gia Lương ngoài các tác phẩm về cờ khác như "Quất Trung đàm","Tượng kỳ tự học giáo trình","Bố cục tinh hoa","Thuận pháo cuộc" còn hợp tác cùng Lý Đức Lâm cho xuất bản 3 cuốn sách cờ cực kỳ có giá trị là "Tượng kỳ tiền phong","Tượng kỳ trung phong" và "Tượng kỳ hậu vệ".Ba cuốn sách này sau đó được lưu hành khắp đại lục Trung Quốc và gây lên 1 tiếng vang lớn khiến làng cờ nơi đây sôi nổi trong 1 thời gian dài.Ba cuốn sách này giống như cẩm nang gối đầu giường dành cho các kỳ thủ mới bắt đầu chập chững bước vào nghiệp cờ.Không chỉ có thế,3 cuốn sách này còn được xuất bản nằm ngoài lục địa Trung Hoa đến với những nôi cờ phát triển khác như Hồng Kông,Ma Cao, Đài Loan và cả Việt Nam chúng ta.Những thế hệ danh thủ Sài Gòn-Chợ Lớn của những thập niên 70-80 đổ về trước đều phần nào chịu ảnh hưởng từ các cuốn sách này.

Năm 1980,Vương Gia Lương được đại diện cho Trung Quốc tham gia Giải Á Châu Bôi lần thứ 1 đã không làm thất vọng sự mến mộ của kỳ đàn nước nhà khi đã cùng với đội tuyển Trung Quốc giành thắng lợi to lớn,bản thân gây được ấn tượng sâu sắc với bạn bè bốn phương để đoạt được ngôi vô địch giải đấu quốc tế đầu tiên đó.Năm 1982,Vương Gia Lương được phong danh hiệu “Tượng kỳ đại sư”.Hai năm sau đó tức là năm 1984,Vương được tấn thăng Đặc cấp đại sư,danh hiệu cao nhất mà trước đó chỉ có 2 người có được vinh dự này là Dương Quan Lân và Hồ Vinh Hoa (cùng được phong vào năm 1982).Thời gian kế tiếp,Vương Gia Lương dành hết tâm huyết cho việc sưu tầm,giới thiệu cờ tướng dân gian đến đông đảo bạn đọc khắp cả nước,ông đi thuyết giảng ở nhiều nơi,tham gia chỉnh lý nhiều nội dung sách vở và nguyên tắc chơi cờ,ông được mời làm cộng tác về chuyên môn cho nhiều giải đấu quan trọng.Trên tạp chí Bắc Phương kỳ nghệ,Vương mở nhiều mục hay về cờ rất được độc giả quan tâm.Vị thế và tầm ảnh hưởng của lý thuyết Vương gia trên kỳ đàn càng ngày càng sâu rộng và lớn mạnh hơn.Bạn hữu khắp nơi đều biết tiếng ông,họ đều tỏ ra mến mộ tài năng và tâm huyết của Vương.Không chỉ có nhiều bạn trẻ hâm mộ trên khắp Trung Quốc tìm đến ông mà ngay cả các vị kỳ vương trong thế hệ mới như Hồ Vinh Hoa,Lý Lai Quần,Từ Thiên Hồng,Liễu Đại Hoa mỗi lần ghé qua tỉnh Hắc Long Giang chơi đều đến thăm Vương lão và hỏi thêm về kỳ nghệ được Vương lão tận tình giảng giải tỏ ra rất hào hứng và tâm đắc.

Mãi đến nặm 1993,Vương Gia Lương mới quyết định gác kiếm phong đao lui về thoái ẩn,nhường lại công tác huấn luyện của mình,trao lại trọng trách dẫn dắt Nam đội cho người đại đệ tử ưu tú là Triệu Quốc Vinh còn Nữ đội thì giao cho đại sư Tôn Chí Vĩmục đích chính là để giữ vững phong trào cờ tướng Hắc Long Giang,củng cố sức mạnh và phát dương quang đại cho kỳ nghệ Bắc Phương ngày một thêm hưng thịnh và rực rỡ hơn.

Năm 1999,Vương Gia Lương được mời tham gia giải "Nguyên Lão Tượng Kỳ Bôi" là giải đấu quy tụ các lão thần của Trung Quốc khi xưa.Tại giải lần này,Vương Gia Lương sau bao năm bôn ba mới gặp lại các kỳ hữu thân thuộc mà trong suốt 30 năm chinh chiến Nam Bắc của mình Vương đã từng tiếp kiến,trong đó có cả Mạnh Lập Quốc,kỳ chủ của Liêu Ninh phái và cả "Thần Châu đệ nhất nhân" là Dương Quan Lân người mà Vương thường hay tự than với mọi người rằng "Ký sinh Dương,hà tất sinh Vương".Vương Gia Lương với Dương Quan Lân đều là các bậc công thần khai quốc,có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của kỳ đàn Trung Quốc ngày nay.Giới cờ Trung Quốc vẫn thường hay nói "Sở hà hán giới giao tranh,Bắc thì Vương á,Nam thì Dương quan" cũng vì 1 lẽ như thế !


Danh thủ Ổ Chính Vỹ sinh năm 1956,người Thượng Hải là 1 tay cờ giang hồ từng một thời gây lên rất nhiều sóng gió trong giới cờ Trung Hoa.Năm lên 8 tuổi ông bắt đầu học cờ từ 1 cuốn kỳ phổ "Giang hồ tàn cục".Năm 1977,khi mới 21 tuổi,Ổ Chính Vỹ tình cờ tham gia 1 giải đấu cờ tướng tại khu Phổ Đà của TP Thượng Hải,thắng như chẻ che đoạt được ngôi quán quân 1 cách đầy thuyết phục.Giới cờ Thượng Hải từ đó bắt đầu chú ý tới ông.Năm 1978,khiêu chiến với hầu hết các cao thủ chính tông của Thượng Hải tại giải cờ Bát cường lần lượt hạ hết người này đến người khác và chỉ thua mỗi mình đệ nhất cờ Hồ Vinh Hoa và giành ngôi vị Á quân.Tháng 8 năm 1979,đoạt ngôi Quý quân tại giải kỳ vương Thượng Hải sau Hồ Vinh Hoa và lão tướng Châu Vĩnh Khang.Tuy nhiên với thành tích xuất sắc đó đáng lẽ ra Ổ Chính Vỹ thừa khả năng tham gia đội cờ của thành phố thi đấu quốc gia nhưng ông lại không cảm thấy hào hứng lắm vì lúc này ông vẫn máu mê đánh độ giang hồ và thích ngao du khắp nơi hơn.Giới cờ gọi ông là "Lục lâm kỳ vương" của bến Thượng Hải.

Mãi đến năm 1986,khi đã 30 tuổi Ổ Chính Vỹ mới lần đầu tiên đi đánh cho thành phố mình ở giải quốc gia vô địch đồng đội toàn Trung Quốc,Ổ Chính Vỹ được bố trí ngồi ở vị trí thứ 4 của đội.Tuy nhiên trong buổi đầu sơ khai cưỡi ngựa sa trường đó,Ổ Chính Vỹ đã lập được công to cho Thượng Hải giúp đội này đoạt ngôi quán quân toàn giải khi bất bại với thành tích đáng kinh ngạc 9 thắng,3 hoà,0 thua ván nào.Năm 1987,Ổ Chính Vỹ kích bại Lý Lai Quần đương là minh chủ võ lâm được tấn phong Tượng kỳ đại sư.Năm 1988,tham gia giải cá nhân toàn Trung Quốc có thể xưng vương nhưng vì thất thủ đáng tiếc trước Triệu Quốc Vinh nên về sau chỉ xếp hạng 4.Năm 1989,được cử tham gia giải các danh thủ thành thị Châu Á đoạt được ngôi Quý quân toàn giải.Những năm kế tiếp,Ổ Chính Vỹ vẫn tiếp tục thi đấu và lập lên rất nhiều công lao hãn mã giúp cho Thượng Hải đoạt thêm 2 ngôi quán quân đồng đội toàn quốc vào các năm 1990 và 1993.Năm 1998,khi 41 tuổi,Ổ Chính Vỹ bất ngờ xin rút lui khỏi đội cờ Thượng Hải quy ẩn sơn lâm.Từ đó cái tên Ổ Chính Vỹ đã không còn thấy xuất hiện trên kỳ đàn Trung Quốc thường xuyên nữa.

Hai ván đấu hay:
Ổ Chính Vỹ đi tiên đánh thắng Lữ Khâm tại giải đồng đội Trung Quốc năm 1987


Ổ Chính Vỹ đi tiên đánh thắng Miêu Vĩnh Bằng tại giải đồng đội Trung Quốc năm 1992


Nguồn:
Internazionale - http://forums.xiangqiclub.com
Mèo mướp đại sư - http://maiquylan.blogspot.com


Danh thủ Tang Như Ý sinh năm 1938 vốn người Hà Bắc,do loạn lạc mới dạt đến Bắc Kinh.Tang Như Ý học cờ từ nhỏ sớm đã đạt được thành tựu xuất chúng.Năm 14 tuổi bắt đầu đi giang hồ.Năm 19 tuổi (năm 1957) đã đoạt ngôi quán quân cờ tướng Bắc Kinh.Sau đó liên tục trong 2 năm liền sau đó (1958,1959),Tang Như Ý đều giữ được ngôi vị đó trở thành đệ nhất cao thủ của làng cờ Bắc Kinh.Tuy nhiên có 1 điều rất lạ là Tang Như Ý lại không tham gia các giải đấu toàn quốc trong giai đoạn đó.Mãi đến năm 1965 khi Tang đã 27 tuổi mới bắt thử sức tại đấu trường này do lúc này kỳ đàn Nam Phương đang độc bá võ lâm(Dương Quan Lân,Lý Nghĩa Đình,Hồ Vinh Hoa đều được coi là kỳ thủ phương Nam do đều ở các tỉnh nằm phía bờ trái sông Hoàng Hà),tuy nhiên Tang đại sư chỉ đứng hạng 4.Một năm sau tức là năm 1966,tại Trịnh Châu,Tang Như Ý với hùng tâm muốn giúp kỳ đàn Bắc Phương chinh phục danh hiệu cao quý đó đã vào trận rất quyết tâm nhưng ngay lúc đầu đã vấp phải khó khăn khi ông thi đấu không tốt trong 4 vòng đầu tiên với kết quả thảm hại nhất hoà,tam bại ! tuy nhiên với nỗ lực hơn người trong các vòng tiếp theo ông thi đấu hết sức thành công khi liên tục 5 vòng trảm 1 lúc Tứ đại cao thủ của nôi cờ Quảng Đông là Dương Quan Lân,Sái Phúc Như,Trần Bách Tường và Lý Quảng Lưu.Sau đó lại tiếp tục hạ được Hồ Vinh Hoa đang có phong độ rất cao để cuối cùng đoạt được ngôi vị Á quân đầy xứng đáng.Sau này giới cờ Trung Quốc đã bình đi bình lại rất nhiều lần 2 ván cờ Tang Như Ý chiến thắng Lưỡng Vị Kỳ Vương Dương Hồ và xếp chúng vào loại "Quỷ thủ" của cờ tướng Trung Hoa(Xem tại các đường link).Đang trong lúc đỉnh cao phong độ thì cách mạng văn hoá (1967-1972) nổ ra,cờ tướng bị cấm ngặt.Mãi đến năm 1973,kỳ đàn mới trở lại hoạt động thì Tang Như Ý đã không còn duy trì được phong độ như xưa nên không đạt thêm được thành tích gì đáng kể.Năm 1978,Tang Như Ý lui về công tác tại Kỳ viện của TP Bắc Kinh tham gia đào tạo các tài năng trẻ cho thành phố này.Năm 1982,ông được phong danh hiệu Tượng kỳ đại sư.Năm 1998,khi đã 60 tuổi ông lui về nghỉ hưu sau khi đã đào tạo lên 1 số các danh thủ cho làng cờ Trung Hoa có thể kể đến như Trương Cường,Tạ Tư Minh(nhân vật nữ hàng đầu trong thập niên 80),Lưu Quân,Thường Uyển Hoa..vv.Giới cờ đánh giá cao nhiều đóng góp của Tang Như Ý.Hai cuốn kỳ phổ "Tượng nghệ tuyển tuý" và "Tượng kỳ công phòng chỉ nam" đều có nhiều dòng trân trọng viết về Tang đại sư.

Theo đánh giá của kỳ đàn Trung Quốc thì Tang Như Ý là nhân vật xuất thân từ giang hồ có lối chơi cờ quỷ dị,không câu lệ khi vào khai cục,thường dùng lãnh môn để tấn công,trung tàn biến hoá đa đoan,thủ đoạn tàn độc,chiêu thức lạ thường,do đó sau này nhiều người gọi ông là 'Diệu chước đại sư",một số khác thì gọi là "Bắc Kinh Quỷ thủ Tang đại sư".

Tang Như Ý hậu thắng Dương Quan Lân (năm 1966)
Chơi ngày 27/4/1966 tại giải vô địch cá nhân toàn Trung Quốc năm 1966.Sau ván này Tang Như Ý còn chiến thắng 1 ván cực đẹp nữa trước Hồ Vinh Hoa khi được quyền đi tiên,rốt cuộc Tang Như Ý đoạt ngôi Á quân Trung Quốc trong năm đó(sau Hồ Vinh Hoa)


Tang Như Ý tiên thắng Hồ Vinh Hoa (năm 1966)
Chơi ngày 6/5/1966 tại Trịnh Châu.Đây là 1 trong những ván cờ rất hay của trận Pháo đầu đối Phản Cung Mã.Trong trận gặp Tang Như Ý,Hồ Vinh Hoa đã mang "Trấn Sơn Pháp Bảo" của mình là trận Phản Cung ra đối phó,tuy nhiên vấp phải lối chơi quỷ dị của Tang,Hồ đã thua đẹp.Sau ván này,Tang Như Ý còn đánh thêm 1 ván nữa với kết quả hoà.Chung cuộc Tang đại sư đạt thành tích 6 thắng,2 hoà,3 thua được 7 điểm đoạt ngôi vị Á quân còn Hồ Vinh Hoa với 8 thắng,1 hoà và 2 thua được 8,5 điểm đoạt ngôi quán quân toàn Trung Quốc(năm 1966)


Nguồn:
Internazionale- http://forums.xiangqiclub.com
Mèo mướp đại sư- http://maiquylan.blogspot.com/


Đây chính là 1 trong những ván cờ Thuận Pháo nổi tiếng nhất của kỳ đàn Trung Quốc từ xưa đến nay.Ván cờ này về sau được đặt cho tên gọi là ván cờ “Thuận Pháo tranh vương” vì xuất xứ ra đời đặc biệt của nó.Tháng 9 năm 1979,Trung Quốc tổ chức Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ 4 ở Bắc Kinh.Trong đó có sự góp mặt của bộ môn cờ tướng.Nội dung tranh HCV cá nhân cũng được nhất trí xem là quán quân toàn Trung Quốc trong năm đó.Giải lần đó thi đấu theo thể thức vòng tròn 9 ván.Hồ Vinh Hoa từ khi xuất hiện ở kỳ đàn Trung Quốc vào năm 1960 khi mới 15 tuổi đã làm nên nhất đại kỳ công với chiến tích đoạt được ngôi vị quán quân toàn quốc.Sau đó vinh quang nối tiếp vinh quang,tính đến trước mùa thu năm 1979,Hồ Vinh Hoa đã 9 lần liên tục là nhà quán quân Trung Quốc.Đến với giải lần này,Hồ Vinh Hoa với tư cách là Đương kim quán quân vẫn được giới chuyên môn đánh giá cao nhất,tuy nhiên thực tế không hề diễn ra suôn sẻ cho Hồ Vinh Hoa mà trái lại đây lại là chính là giải đấu đăng quang khó khăn nhất trong sự nghiệp của ông.Thực tế là Hồ Vinh Hoa trong những vòng đầu tiên đã thi đấu không được thành công phải đến giai đoạn cuối mới bắt đầu vươn lên và đến tận những vòng đấu cuối cùng trong những giây phút quyết định,trước nghịch cảnh nguy nan đã xuất được thần chiêu tuyệt pháp,đoạt lại ngôi vương từ trên tay đối thủ,do đó mới có thể bảo toàn ngôi vị,xưng danh “Thập liên bá” cũng bắt đầu từ ván cờ nói trên.

Năm đó,có 2 cao thủ là Phó Quang Minh của Bắc Kinh và Liễu Đại Hoa của Hồ Bắc nổi lên như 2 ngôi sao sáng nhất có khả năng đe doạ vị thế của Hồ Vinh Hoa.Trong các vòng đấu trước,Hồ Vinh Hoa đã từng chạm trán Liễu Đại Hoa,người đã 3 năm về trước tại giải cờ 4 thành phố lớn đã hạ đo ván Hồ Vinh Hoa trong 1 trận thuận pháo cực hay.Lần đối đầu này,Hồ Vinh Hoa lại tiếp tục bại trận trước Liễu Đại Hoa.Sau đó trong cuộc chiến với Vương Bỉnh Quốc của Sơn Đông,Hồ Vinh Hoa với sở trường Thuận Pháo trời ban cũng lại thất thủ.Thành ra Hồ Vinh Hoa không đứng trong nhóm dẫn đầu về sau với nhiều nỗ lực mới vươn lên bắt kịp.Trong khi đó,Phó Quang Minh lại đánh rất hay liên tục dẫn đầu toàn giải.Tính đến trước vòng thi đấu này(vòng 8),chỉ còn có 3 người có đủ khả năng tranh chấp quán quân là Hồ,Phó và Liễu trong đó tình cảnh của Hồ là trớ trêu nhất.Vì tại cuộc quyết chiến cuối cùng mang tính quyết định,Phó Quang Minh gặp Hồ Vinh Hoa với lợi thế hơn hẳn 1 điểm (một trận thắng), đã vậy Phó Quang Minh lại được quyền đi trước. Đối với Phó mà nói chỉ cần hoà thôi là khả năng đăng quang rất lớn còn như chiến thắng thì sẽ lên ngôi luôn.Ngược lại với Hồ,nếu muốn vô địch không còn con đường nào khác là phải giành chiến thắng bằng mọi giá và chờ Liễu Đại Hoa xẩy chân.


Bắc Kinh,ngày 26/9/1979: Phó Quang Minh(Bắc Kinh) tiên bại Hồ Vinh Hoa(Thượng Hải)


Thuận Pháo

1.P2-5 …

Kiện tướng Phó Quang Minh sinh năm 1945 vốn người Bắc Kinh.Năm 1964,khi mới19 tuổi,Phó Quang Minh đã đạt nhiều thành tích cao tại các giải cờ thành phố nên được đại diện cho Bắc Kinh tham gia thi đấu quốc gia.Tại giải cá nhân năm đó được tổ chức ở thành phố Hàng Châu,Phó Quang Minh lần đầu xuất hiện đã gây kinh ngạc với giới cờ khi liên tục chiến thắng 1 loạt các cao thủ như Dương Quan Lân,Sái Phúc Như,Lý Nghĩa Đình,Trần Tân Toàn và Lưu Kiếm Thanh.Về sau đứng ở vị trí thứ 7 chung cuộc.Trong lần thi đấu tại Đại hội năm 1979 đó,Phó Quang Minh thuận buồm xuôi gió liên tục dẫn đầu toàn giải và đến trận gần cuối cùng chỉ cần thủ hoà trước Hồ Vinh Hoa có thể dễ dàng lên ngôi vô địch.Phó được đi trước tự tin sử dụng Pháo đầu lâm trận.

Giờ đến lượt Hồ Vinh Hoa đi quân.Người ta chỉ thấy Hồ lặng im,không có động thái gì.Toàn bộ người xem đều cảm thấy bất ngờ. Đối diện với 1 tình thế phức tạp chỉ có tiến không có lui này mà Hồ Vinh Hoa vẫn chỉ nhìn chằm chặp vào bàn cờ chứ không hề có phản ứng,chốc chốc lại lắc đầu ngao ngán.Chẳng lẽ Hồ lại bị sức ép đè nặng,dao động đến mức không nhấc nổi quân cờ ?.Tất cả đều cảm thấy khó hiểu bởi với 1 đại cao thủ như Hồ Vinh Hoa việc sử dụng trận thế hậu thủ thế nào là điều hoàn toàn dễ dàng mặt khác đây là trận đấu quyết định,thời gian là vàng bạc.Việc Hồ để mất quá nhiều thời gian cho nước đi đầu tiên là không thể chấp nhận được.Phải chừng hơn 10 phút sau,Hồ Vinh Hoa mới bắt đầu nhấc Pháo lộ 8 lên.P8-5 hình thành Thuận Pháo cuộc.

Hồ Vinh Hoa ở Thượng Hải thời còn niên thiếu đã cực giỏi Thuận Pháo(phải chăng những thiên tài cờ tướng đều rất giỏi thuận pháo???),bên cạnh các môn công phu khác,Thuận Pháo là 1 trong những vũ khí quan trọng nhất mà Hồ thường dùng mỗi khi lâm trận.Trong giải Đại hội lần này,Hồ Vinh Hoa đã 3 lần dùng đến Thuận Pháo với chiến tích 2 thắng,1 thua(thắng Vương Gia Lương,Sái Phúc Như ở vòng 1,5 và thua Vương Bỉnh Quốc ở vòng 6). Đặc điểm của Thuận Pháo là tính đối công gay gắt nên nếu xét về tính cảnh đặc biệt lúc này của Hồ Vinh Hoa thì có thể thấy rằng 10 phút đầu tiên ông không đi cờ là 1 đòn tâm lý đặc biệt dành cho đối thủ,còn sử dụng Thuận Pháo quyết trận sống còn là chiến thuật hợp lý nhất đã được lựa chọn của ông.

1…P8-5
2.M2.3 M8.7
3.M2.3 B7.1
4.B7.1 P2.4

Sau khi Hồ Vinh Hoa đi cờ làm thành Thuận Pháo,Phó Quang Minh hiểu rằng Hồ Vinh Hoa không có ý đánh cờ “phòng ngự phản công” tìm chiến thắng trong gian khổ nên đi cờ cẩn trọng,mặt khác do bỗng nhiên có lợi thế về mặt thời gian nên trong tâm lý nảy sinh tư tưởng đánh thắng để nhanh chóng đắc vị đăng quang.Trong khi đó Hồ lại xuống quân như bay với mong muốn cướp lại thời gian đã mất.Hồ trong tình thế phải thắng lại ngang nhiên không xuất xe,bay song chính Mã ,mở tiếp binh 7 tiện đường chạy Pháo qua sông cướp Tốt.Thật khiến cho người xem muôn phần thích thú !

5.M7.6 P3-8
6.P8-7 X1-2(!)

Đến đây,Hồ như nhảy trong vòng lửa,khó thể quay ra.Phó từ tốn lên Mã bàn hà chiếm giữ điểm cao sau lại vào Pháo thất thật chẳng thừa chẳng thiếu 1 nước đi nào.Khai cục toàn mỹ.Hồ trước sự uy hiếp của thất Pháo bên Phó lại mặc nhiên coi như chẳng thấy,nhẹ nhàng xuất quỷ môn đao.Bình X1-2 lâm trận.

7.M7.8 P5-4
8.B7.1 X2.6
9.P7.3 P4.5
10.M3/5 X9.1

Phó nhân đà thuận lợi,nhảy Mã đạp binh lập mưu ăn không một Mã của Hồ,Hồ chấp nhận thất tiên bình Pháo chạy ra giác sĩ tránh trước. Đến đây,Phó xung tốt qua sông yểm trợ sau lên Pháo tuần hà nhử Hồ bình xe bắt Pháo thì sẽ đi T7.9 lập tức ưu thế lại phục nước cờ B7-6 chặn đường của Pháo kiêm bắt Mã,nhất cử lưỡng dụng.Tuy nhiên đối với 1 cao thủ như là Hồ Vinh Hoa chuyên dùng đòn sát thủ thì những thủ đoạn như thế khó lòng qua mắt nổi ông.Hồ lập tức đi nước cứng tiến Pháo bắt Mã gây áp lực cho Phó Quang Minh buộc Phó phải nhảy Mã về hồi cung chạy trốn.Giờ Hồ ra xe tiếp ứng,vừa kịp thời vừa chính xác.Rõ ràng,Hồ ra xe sau mà lại thành ra xe trước.Ba quân liên ứng,có thế có lực,có thể nói là trải qua giờ phút khai cục đầy khó khăn đến lúc này Hồ Vinh Hoa đã xác lập xong xuôi 1 thế trận cân bằng có xu hướng thuận lợi để làm cơ sở tranh chiến đến cùng với Phó.

11.X9.2 X9-4
12.B7.6 X4.3
13.P7.3 X2/3(!)
14.X9-7 X4/1

Phó trong tình thế chưa thế tiến lên liền thăng xe bắt Pháo.Hồ lại bình xe giữ lại.Phó sơ tính cho rằng có thể ăn quân mới đi nước cờ vội vã B7-6 định chặn đường diệt Mã của Hồ,tuy nhiên Hồ là tay lão luyện tính được thiệt hơn cho rằng mình có thể tiên thí hậu đoạt lại chiếm tiên cơ,mới dám tiến xe ăn tốt.Chỉ chờ mỗi Phó,Pháo cưỡi đầu mã,Hồ lui xe tóm gọn.Phó sau bao khổ công mới ăn hơn 1 ngựa,nào dễ dàng buông tha,bình xe giữ chặt.Hồ thoái nốt xe nữa đã chắc chắn đoạt lại 1 quân.

15.X2.4 X2-3
16.P7-4 P4.1
17.X7.4 X4-3
18.X2-6 P4-2
19.B9.1 …

Trước tình thế đó,Phó cảm thấy áp lực cánh trái đã ngày một lớn dần thêm,liền thăng xe tuần hà chuẩn bị bình sang tiếp ứng.Phó cậy vào Xe mình có căn mới chuyển pháo sang ngang,chẹn chân Mã 7 đồng thời mưu tính rút về phía sau.Ai dè Hồ lại không vội ăn xe mà tiến Pháo ghim Mã buộc Phó phải bất đắc dĩ đấu xe với mình trong khi mối nguy Mã nhập cung vẫn chưa trừ hết.Sau 18 nước đi,Mã của Phó nằm im trong cung chưa thể thoát ra được.Nước thứ 19,Phó đi nước cờ chờ đợi,B9.1 tránh để Hổ quật Pháo có lợi về tàn..

19… T7.5
20.P4/1(!) …

Sau một hồi giao tranh ác liệt cả 2 bên đều bị tổn thất không nhỏ,hình thế cục diện là khó phân định.Phó trong nước 19 chưa muốn vọng động đã đi nước chờ,Hồ cũng chẳng dại gì mà tiến quân khi chưa chín muồi cũng nhẹ nhàng cất Tượng lên trung phòng thủ từ xa.Giờ thì 2 bên lại bắt đầu xô xát.Nước thứ 20,Phó đi P4/1 công xe khơi mào cuộc chiến…

20…..X3.3
21.X6.1 X3-5
22.X6-3 P2/6
23.P5-4 X3-5
24.P4.1 P7-8
25.P7-6…

Biết được âm mưu dụ Hồ thúc Tốt để Pháo nhảy chiếu giải cứu Mã cung.Hồ quyết phá tan âm mưu đó liền tiến xe tuyến tốt đe bắt tốt đầu.Phó cũng chẳng phải tay vừa,cũng tranh thủ hình thế nhanh chân truy bắt Binh 7 của Hồ.Hai bên thi nhau chém tốt,giờ Hồ co pháo về phòng thủ xem ra hình thế tốt hơn.Phó liền dạt Pháo đầu ra,thay đổi chiến thuật chuẩn bị tiến Pháo bắt Pháo đồng thời mở đường lên Tượng cho Mã mình chạy thoát.Sau vài nước đi Phó điều Pháo khéo léo đã bình ra công Mã đặt ra 1 bài toán khó cho Hồ suy tính.

25…. M7/5(!?)
26.X3.1…

Đứng trước tình thế nguy nan bị đối phương công kích,Hồ lại chọn giải pháp mạo hiểm nhất là nhảy Mã nhập cung,xem ra vô cùng kỳ lạ.Phó Quang Minh trong cuộc giáp chiến từ đầu đến giờ chỉ vì giải mỗi nguy tiềm ẩn này mà phải tốn bao công sức nay mãi mới cởi ra được thì giờ đến lượt Hồ khi không thoáng đãng lại tự mua dây buộc mình chấp nhận nhảy Mã về chờ cho đối phương tiến đánh.Phải chăng là 1 sai lầm?.Thấy Hồ lui Mã về cung có phần bị động,Phó như trút bỏ gánh nặng liền vội tiến xe làm ngòi cho Pháo mình đánh sang cánh phải chuẩn bị lao xuống mà quấy phá.Ai ngờ ..

26.. P2.3(!)
27.X3/2 P8/2(!)
28.X3-2 X3-7
29.X2-5 P8-5

..đó lại là 1 âm mưu được tính toán rất kỹ của Hồ,Hồ mượn Mã về cung làm mồi nhử,chỉ đợi Phó thăng xe quá hà liền thăng Pháo mình lên chuẩn bị nhập trung công phá.Phó thấy mình đã đi hớ cảm thấy bất an vội lui xe về cản lại thì Hồ lại hiên ngang thoái tiếp Pháo kia, đến đây Phó không còn sự lựa chọn nào khác là phải đấu pháo với Hồ.Tuy không thiệt về quân lực nhưng đã bị Hồ cướp mất tiên cơ,cả 2 bên đều là có Mã nhập cung nhưng tình hình hoàn toàn khác biệt.Giờ Phó bị động còn Hồ thì lại dễ dàng đi hơn.Sau khi Phó đi X2-5 bắt tốt đầu định nhân đó chiếm lợi thì bị Hồ túm được điểm yếu bình Pháo định lấy phần hơn.

30.T7.5 T5/7(!!)
31.P4-9 M5.4(!)
32.X5-6…

Tiếp theo để giải trừ điểm yếu xe bị cầm tù,Phó buộc phải bay tượng.Giờ đến lượt Hồ đi,Hồ cũng đi 1 nước cờ có tượng.Nhưng là 1 nước cờ cao siêu và là nước cờ mang tính quyết định của ván này.Nước cờ T5/7 (!!).Cũng là đi Tượng nhưng rõ ràng có sự khác biệt ở đây nước cờ của Phó là nước cờ đối phó như việc đem nước dập lửa còn nước cờ của Hồ lại là nước cờ có tính định quốc an bang.Chiêu mở Tượng rút kiếm đâm Pháo,phục nhảy M5.6 thật sự khiến ai nấy đều cả kinh.Sau đó,khi Phó chạy Pháo rồi,Hồ được đà nhảy Mã múa đao bắt xe công sát.Giờ thì Phó chẳng còn lựa chọn nào khác liền binh xe bắt mã.Bấy giờ…

32…X7-6(!!)
33.P9-5 X6/3(!!!) (hậu thắng)

…tất cả người hâm mộ đều hồi hộp chờ đợi xem ở nước cờ tiếp theo Hồ Vinh Hoa sẽ đi thế nào,phải chăng đến đây Hồ hết lực ?.Với việc Phó đưa xe truy bắt Mã Hồ,Hồ ứng phó làm sao để thuận tình thuận lý?.Chẳng phải suy nghĩ lâu,Hồ đi 1 nước cờ với tất cả hùng tâm tráng trí có thể xem như là tuyệt đỉnh công phu.X7-6 cực kỳ thú vị.Phó hoàn toàn choáng váng,liền vận Pháo nhảy vào ăn tốt giữa với mong muốn trục xuất Pháo đầu của Hồ hy vọng cứu ván tình thế.Tuy nhiên ngay sau đó Hồ đi X6/3 mà theo giới cờ Trung Quốc đã bình rằng :” Như ném một ngọn roi cắt ngang trời đất..” vô cùng tinh tế và xảo diệu. Đến đây Phó Quang Minh buông cờ chịu thua.Hồ Vinh Hoa oanh liệt trở thành người chiến thắng.Về sau,Hồ tiếp tục thắng lợi trong vòng cuối cùng,còn Liễu Đại Hoa do bất cẩn cờ tàn đã để hoà cờ nên tổng kết cuối cùng tại giải Đại hội năm đó,Hồ Vinh Hoa của Thượng Hải đoạt ngôi quán quân,Liễu Đại Hoa của Hồ Bắc đoạt ngôi Á quân còn Phó Quang Minh của Bắc Kinh đoạt ngôi Quý quân.Danh xưng “Thập liên bá” sau này của Hồ Vinh Hoa chính là được bắt đầu từ chính ván cờ “Thuận Pháo tranh vương” trong mùa thu năm 1979 kể trên.Ván cờ này sau đó được giới cờ Trung Quốc xếp vào hàng “Tượng kỳ lịch sử danh cục” để các thể hệ kỳ thủ trẻ sau này lấy đó để nghiên cứu và học tập.
Nguồn:
Internazionale - http://forums.xiangqiclub.com
Mèo mướp đại sư - http://maiquylan.blogspot.com