Ngày 21/01/2009,Hiệp hội cờ tướng Trung Quốc công bố danh sách xếp hạng của các kỳ thủ cờ tướng hàng đầu Trung Quốc hiện nay dựa trên điểm số Rating tích luỹ.Với 2657 điểm tích luỹ được,kỳ thủ trẻ sinh năm 1984 của TP Bắc Kinh là Tưởng Xuyên được vinh dự xướng tên trở thành đệ nhất cờ Trung Quốc,thay thế cho danh thủ Quảng Đông là Hứa Ngân Xuyên người đã ngồi rất vững vàng ở ngôi vị này suốt gần 1 thập kỷ đã qua.Sự kiện này là 1 cú hích với làng cờ Trung Quốc,là 1 điều đặc biệt hiếm thấy,là 1 làn gió mới,báo hiệu về 1 thời kỳ phát triển mới với 1 lớp kỳ thủ trẻ kế cận đã ngày một trưởng thành hơn bởi không một ai trước đó có thể nghĩ rằng,người vượt mặt được Hứa Ngân Xuyên lại là 1 chàng trai trẻ,không lấy gì làm nổi bật và cũng chưa hề đạt được quá nhiều danh vọng tại các giải cờ lớn đã qua.

Tưởng Xuyên,một danh thủ trẻ,chưa một lần vô địch Trung Quốc,chưa từng được xét phong danh hiệu cao nhất “Đặc cấp đại sư”,công lực cũng chưa thuộc hàng Kỳ vương được người ta mến mộ.Tưởng Xuyên chỉ được giới chuyên môn đánh giá cao ở Khai cục và Cờ nhanh còn như xét toàn diện chỉ được xếp vào nhóm “triển vọng” ngang hàng với các danh thủ trên dưới tốp 10 một chút.Tháng 11 năm 2008,tại Quảng Đông,Tưởng Xuyên bại trận trước “Trung tượng tân thiên vương” càng khiến người ta nghĩ rằng vị trí thứ 4 mà anh đoạt được trên Bảng Anh hùng của Trung Quốc đại lục (lúc đó Tưởng Xuyên xếp sau Hứa Ngân Xuyên,Triệu Quốc Vinh và Lữ Khâm) là có phần may mắn khá nhiều.Sau đó,khi bay tới Đông Hoàn dự giải Dương Quan Lân Bôi 2008,ngồi tổ chuyên nghiệp đẳng cấp cao với 24 người dự.Một không khí mệt mỏi lan tràn bởi đây tuy là 1 giải đấu quy mô nhưng lại được tổ chức ngay sau giải “toàn quốc cá nhân 2008” nên ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng chung.Cũng chính từ sự ảm đạm đó,Tưởng Xuyên đã bắt đầu tiến lên sau 9 ván đấu giành 4 thắng,5 hoà không thua ván nào đã vượt qua đối thủ là Hồng Trí để nâng cao chiếc cúp đệ tam Dương Quan Lân,chiếc cúp hạng cao cấp đầu tiên trong đời kỳ thủ của anh. Sang đến tháng 12, ở Bắc Luân tỉnh Chiết Giang,Tưởng Xuyên thể hiện 1 phong độ đáng kinh ngạc khi liên tục bất bại với chiến tích 5 thắng 6 hoà giành ngôi quán quân giải đấu”Tượng kỳ đại sư toàn quốc 2008” đầy xứng đáng,chỉ để lại 1 điều đáng tiếc nho nhỏ là tuy đã vô địch nhưng vẫn không thể nào được tấn phong danh hiệu cao nhất-“Đặc cấp đại sư” do chưa hội đủ điều kiện trước đó. Đây là lần thứ 3 Tưởng Xuyên để tuột danh hiệu này khỏi tay khi mọi thứ đều đang diễn ra rất thuận lợi.Chỉ kịp nghỉ 1 ngày,anh đã phải bay sang Thượng Hải dự giải lớn tranh cúp Kỳ bá lần thứ 1 là giải “Cửu Thành Trí Nghiệp Bôi 2008” mà nhờ nó,vị thế của anh đã hoàn toàn được thay đổi trên kỳ đàn Trung Quốc hiện nay.
Lần lượt kích bại Lý Hồng Gia và Trịnh Nhất Hoằng,Tưởng Xuyên giáp mặt Triệu Quốc Vinh,tân quán quân Trung Quốc 2008 đã đánh 1 trận tuyệt hay,khiến cho Triệu Quốc Vinh không thể nào chống đỡ.Vào đến Bán kết gặp tài năng trẻ Triệu Hâm Hâm đi hậu dùng Bình Phong Mã chống đỡ.Trung Quốc cho rằng Tiểu Triệu ưu thế.Về sau hình thành thế cờ dễ hoà nhưng do đối thủ nôn nóng cầu thắng.Tưởng Xuyên vận dụng Xe Mã linh hoạt khéo léo quy được về cờ tàn lệ thắng,tiến vào trận chung kết.Vào đến Chung kết,Tưởng Xuyên phải đối mặt với đại đệ tử của Hồ Vinh Hoa là Tôn Dũng Chinh,người đã thắng anh tại giải cá nhân Châu Á lần thứ 11 năm 2004 ở Philippines.Ván 1,Tưởng Xuyên gặp trận Phi Tượng phức tạp đã bại trận.Ván 2,Tưởng đi tiên,Tôn Dũng Chinh đem Phản Cung Mã ra đỡ,sau vào trung cuộc dũng cảm thí quân đoạt thế sắp sửa thành công,ai ngờ xuất hiện nước tối khiến cho ngay cả Hồ Vinh Hoa đứng xem mà còn đau lòng tiếc thay không dứt.Tưởng Xuyên nắm được cơ hội trời cho đem quân vượt sông liên hồi đánh trả đã hạ được họ Tôn cân bằng điểm số.Biết chỉ là may mắn,trong trận cuối cùng,Tưởng Xuyên dốc hết tâm can đánh ván thứ 3 một cách đầy bản lĩnh và vững vàng, đường cờ kín kẽ,chuẩn xác thể hiện sự chín chắn của đỉnh cao sự nghiệp đã đắc thắng trở về, đoạt được quán quân Kỳ bá với số tiền thưởng lên đến 30 vạn NDT.Báo chí TP Bắc Kinh lập tức ca ngợi chiến công của chàng trai này,họ cho rằng đó là 1 chuyện”kinh thiên động địa”.Tháng 1 năm 2009,Tưởng Xuyên tiếp nhận vị trí số 1 Trung Quốc từ tay Hứa Ngân Xuyên.

Tuy nhiên chỉ sau khi Tưởng Xuyên thi đấu khá thành công ở Quảng Châu bằng việc đoạt được ngôi vị Á quân giải Ngũ Dương Bôi lần thứ 29 sau danh thủ Quảng Đông là Lữ Khâm ra với những ván cờ rất chất lượng ở 1 trình độ rất cao,Tưởng Xuyên mới thực sư chinh phục được người hâm mộ.Rõ ràng lúc này anh đã ở 1 đẳng cấp rất khác,Mọi cái nhìn đầy hoài nghi và thiếu thiện cảm trước đây của giới hâm mộ về vị trí số 1 của Tưởng Xuyên đã phải thay đổi.Người ta bắt đầu đánh giá lại trình độ của Tưởng Xuyên một cách đúng đắn hơn và bước đầu đã công nhận thành quả vượt bậc của tay cờ này sau bao năm tháng bền bỉ phấn đấu.Ván cờ Tưởng Xuyên hậu thủ đánh bại “Trung Tượng tân thiên vương” Hồng Trí tại vòng 4 của giải đã xoá tan đi bao lớp mây mù phủ kín quanh anh.

Cuối tháng 3 năm 2009,Tưởng Xuyên sang Việt Nam dự giải cờ tướng quốc tế cúp Phương Trang lần thứ 3 ở Đà Nẵng cùng với Liễu Đại Hoa và Truơng Cường.Tại đây với phong cách tiến thủ chắc chắn vững vàng,Tưởng Xuyên đã từng bước tiến sâu và đoạt được ngôi vị quán quân của giải đầy thuyết phục.Qua đó thêm lần nữa khẳng định được vị thế và tên tuổi của mình trong mắt bạn bè quốc tế.Suốt từ đầu giải Phương Trang cho đến ngày kết thúc,Tưởng Xuyên đều tỏ ra khiêm nhường,dễ mến đã không để thua bất kỳ 1 ván cờ nào,đánh vòng bảng 9 ván thì 4 thắng,5 hòa vào đến Bán kết cũng nhẹ nhàng hạ được Nguyễn Hoàng Lâm,vào chung kết thì hòa tiếp với Trương Cường nhưng lại thắng trong loạt cờ nhanh.Đó chính là danh thủ Trung Quốc duy nhất mà Việt Nam ta không thể đánh bại tại cúp Phương Trang lần thứ 3 này.Ván cờ Tưởng Xuyên hậu thủ đánh bại “Quang Minh tả sứ” Nguyễn Hoàng Lâm của đất cờ Sài Gòn thực sự là 1 ván cờ rất hay và có nhiều cảm xúc.Tháng 4 năm 2009,Tưởng Xuyên kỳ phong ổn định,liên tiếp đoạt trại lập công với 4 thắng,2 vừa là kỳ thủ xuất sắc nhất giải đồng đội hạng 2 Trung Quốc đồng thời giúp cho đội Bắc Kinh có cơ hội lớn đáo hồi Liên Tái 2009.Tháng 5 năm 2009,lại một lần nữa đánh bại Triệu Hâm Hâm trong trận chung kết giải cờ “Thiên Nhân tượng kỳ đại tái” ở Trạm Giang giành ngôi quán quân các tài năng trẻ.

Tưởng Xuyên vốn người huyện Vĩnh Gia tỉnh Chiết Giang là quê hương của “Vô địch Trung Pháo Vương” năm xưa là Lâm Dịch Tiên.Sáu tuổi bắt đầu học đánh cờ.Mười năm miệt mài nghiên cứu sách vở. Đến năm 16 tuổi mới có danh phận.Tám năm sau mới được bước vào hàng ngũ quốc thủ.Công lao nỗ lực quả thật không nhỏ chút nào !.Không nổi trội hơn đời nhưng xét cho cùng đã từng bước giành được nhiều thành công vang dội.Có thể nói thắng lợi ở cờ tàn.Đó chẳng phải đều là mong muốn hướng đến sau cùng.
Không biết tiếng Tàu vẫn đọc sách cờ Tàu

Binh : 兵
Tốt : 卒
Pháo : 炮  (hoặc là 砲)
Xa (xe) : 車  (giản thể 车)
Mã : 馬  (giản thể 马)
Tượng : 相 (tương) (dùng cho bên đỏ) và 象(tượng) (dùng cho bên đen)
Sĩ : 仕 (dùng cho bên đỏ ) và 士 (dùng cho bên đen)
Tướng : 将 (tướng) (dùng cho bên đen) 帥(soái) (dùng cho bên đỏ)
Tiến : 進 (giản thể là 进 ) có nghĩa là đi tới
Thoái : 退 nghĩa là đi lui
Bình : 平  nghĩa là đi ngang
Tiền : 前 nghĩa là trước . Ví dụ Tiền pháo : 前砲
Hậu : 後 nghĩa là sau . Ví dụ Hậu Mã : 後馬
Nhất : 一 nghĩa là 1
Nhị :  二 nghĩa là 2
Tam : 三 nghĩa là 3
Tứ : 四 nghĩa là 4
Ngũ : 五 nghĩa là 5
Lục : 六 nghĩa là 6
Thất : 七 nghĩa là 7
Bát : 八 nghĩa là 8
Cửu : 九 nghĩa là 9
Thập : 十 nghĩa là 10
Hồng : 紅 (đỏ)
Hắc :  黒 (đen)
Hồng Phương :  紅方 (bên đỏ)
Hắc Phương :  黒方 (bên đen)
Chiếm :  占
Ưu :  優 (giản thể ghi là 优 )
Chiếm Ưu : 占优
Hồng Ưu :  紅优
Hắc Ưu :  黒优
Tiên Thủ : 先手 (chiếm tiên)
Lược Tiên : 略先 (mất tiên)
Cân thế :  均勢 (cân bằng )
ngoài ra còn nhiều như dễ đi , đối công , mỗi bên có chỗ kỵ riêng ...
Trong các sách Tàu thì các nước đi thường ghi thành từng cặp và có
đánh số 1,2,3,4.... và :
Nước đi của bên đỏ thì ghi tên quân cờ kèm theo số chữ Nho chỉ vị trí quân rồi tiến thoái hoặc bình rồi đến ví trí cuối cũng là chữ Nho .
Còn nước đi của bên quân đen sẽ ghi kèm theo số la tinh .
Ví dụ cụ thể như là:
1/.pháo nhị bình ngũ mã 8 tiến 7 1.砲二平五 馬8進7 
: ghi sang kiểu VN thì là : 1.P2-5 M8.7
2/.mã nhị tiến tam tốt 7 tiến 1 2.馬二進三 卒7進1 
: ghi sang kiểu VN thì là : 2.M2.3 T7.1
3/.xa nhất bình nhị xa 9 bình 8 3.車一平二 車9平8 
: ghi kiểu VN : 3.X1-2 X9-8
Một khi đã quen rồi thì chỉ cần nhìn vào sẽ dễ dàng nhận ra là:
Nước đi của bên đen là kèm theo số la tinh ,còn của bên đỏ là số chữ Nho .
và thường tới 1 nước nào đó nếu kèm theo bình hoặc chỉ dẫn hoặc giả
sử nếu đi thế này thế kia thì nó ghi nếu như đi ...rồi ghi số nước giả sử .
Còn những phần khác như bình luận bằng tiếng Tàu các bạn cũng không
cần quan tâm tới làm gì ,nếu biết tiếng Hoa đọc thì sẽ hiểu hay hơn ,
không biết thì đi theo mấy nước trong sách vẫn OK thôi .
và cuối cùng khoảng 20 mấy nước gì đó thì các bạn hay gặp là :
Hồng phương chiếm ưu , hắc phương chiếm ưu ,
hồng phương tiên thủ , song phương cân thế (2 bên cân bằng ) .
Nhiều cái khác nữa nhưng nếu gặp chữ không biết nó nói gì
thì cứ nhìn vào thế cờ bạn cũng biết bên nào ra sao mà phải
không .
Chúc các bạn nào có lòng sớm thành công chinh phục
các sách của Tàu vì sách Tàu sách hay rất nhiều trên 400 cuốn đủ mọi thể loại .
(Sưu tầm từ: thanglongkydao.com)
Tớ đã download từ thanglongkydao và đưa vào mediafire lưu trữ một số sách cờ. Các bạn có thể download về ngâm cứu. Nếu ai ko down được thì báo để tớ úp lại cho.
link: http://www.mediafire.com/myfiles.php