Ngày 21/01/2009,Hiệp hội cờ tướng Trung Quốc công bố danh sách xếp hạng của các kỳ thủ cờ tướng hàng đầu Trung Quốc hiện nay dựa trên điểm số Rating tích luỹ.Với 2657 điểm tích luỹ được,kỳ thủ trẻ sinh năm 1984 của TP Bắc Kinh là Tưởng Xuyên được vinh dự xướng tên trở thành đệ nhất cờ Trung Quốc,thay thế cho danh thủ Quảng Đông là Hứa Ngân Xuyên người đã ngồi rất vững vàng ở ngôi vị này suốt gần 1 thập kỷ đã qua.Sự kiện này là 1 cú hích với làng cờ Trung Quốc,là 1 điều đặc biệt hiếm thấy,là 1 làn gió mới,báo hiệu về 1 thời kỳ phát triển mới với 1 lớp kỳ thủ trẻ kế cận đã ngày một trưởng thành hơn bởi không một ai trước đó có thể nghĩ rằng,người vượt mặt được Hứa Ngân Xuyên lại là 1 chàng trai trẻ,không lấy gì làm nổi bật và cũng chưa hề đạt được quá nhiều danh vọng tại các giải cờ lớn đã qua.

Tưởng Xuyên,một danh thủ trẻ,chưa một lần vô địch Trung Quốc,chưa từng được xét phong danh hiệu cao nhất “Đặc cấp đại sư”,công lực cũng chưa thuộc hàng Kỳ vương được người ta mến mộ.Tưởng Xuyên chỉ được giới chuyên môn đánh giá cao ở Khai cục và Cờ nhanh còn như xét toàn diện chỉ được xếp vào nhóm “triển vọng” ngang hàng với các danh thủ trên dưới tốp 10 một chút.Tháng 11 năm 2008,tại Quảng Đông,Tưởng Xuyên bại trận trước “Trung tượng tân thiên vương” càng khiến người ta nghĩ rằng vị trí thứ 4 mà anh đoạt được trên Bảng Anh hùng của Trung Quốc đại lục (lúc đó Tưởng Xuyên xếp sau Hứa Ngân Xuyên,Triệu Quốc Vinh và Lữ Khâm) là có phần may mắn khá nhiều.Sau đó,khi bay tới Đông Hoàn dự giải Dương Quan Lân Bôi 2008,ngồi tổ chuyên nghiệp đẳng cấp cao với 24 người dự.Một không khí mệt mỏi lan tràn bởi đây tuy là 1 giải đấu quy mô nhưng lại được tổ chức ngay sau giải “toàn quốc cá nhân 2008” nên ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng chung.Cũng chính từ sự ảm đạm đó,Tưởng Xuyên đã bắt đầu tiến lên sau 9 ván đấu giành 4 thắng,5 hoà không thua ván nào đã vượt qua đối thủ là Hồng Trí để nâng cao chiếc cúp đệ tam Dương Quan Lân,chiếc cúp hạng cao cấp đầu tiên trong đời kỳ thủ của anh. Sang đến tháng 12, ở Bắc Luân tỉnh Chiết Giang,Tưởng Xuyên thể hiện 1 phong độ đáng kinh ngạc khi liên tục bất bại với chiến tích 5 thắng 6 hoà giành ngôi quán quân giải đấu”Tượng kỳ đại sư toàn quốc 2008” đầy xứng đáng,chỉ để lại 1 điều đáng tiếc nho nhỏ là tuy đã vô địch nhưng vẫn không thể nào được tấn phong danh hiệu cao nhất-“Đặc cấp đại sư” do chưa hội đủ điều kiện trước đó. Đây là lần thứ 3 Tưởng Xuyên để tuột danh hiệu này khỏi tay khi mọi thứ đều đang diễn ra rất thuận lợi.Chỉ kịp nghỉ 1 ngày,anh đã phải bay sang Thượng Hải dự giải lớn tranh cúp Kỳ bá lần thứ 1 là giải “Cửu Thành Trí Nghiệp Bôi 2008” mà nhờ nó,vị thế của anh đã hoàn toàn được thay đổi trên kỳ đàn Trung Quốc hiện nay.
Lần lượt kích bại Lý Hồng Gia và Trịnh Nhất Hoằng,Tưởng Xuyên giáp mặt Triệu Quốc Vinh,tân quán quân Trung Quốc 2008 đã đánh 1 trận tuyệt hay,khiến cho Triệu Quốc Vinh không thể nào chống đỡ.Vào đến Bán kết gặp tài năng trẻ Triệu Hâm Hâm đi hậu dùng Bình Phong Mã chống đỡ.Trung Quốc cho rằng Tiểu Triệu ưu thế.Về sau hình thành thế cờ dễ hoà nhưng do đối thủ nôn nóng cầu thắng.Tưởng Xuyên vận dụng Xe Mã linh hoạt khéo léo quy được về cờ tàn lệ thắng,tiến vào trận chung kết.Vào đến Chung kết,Tưởng Xuyên phải đối mặt với đại đệ tử của Hồ Vinh Hoa là Tôn Dũng Chinh,người đã thắng anh tại giải cá nhân Châu Á lần thứ 11 năm 2004 ở Philippines.Ván 1,Tưởng Xuyên gặp trận Phi Tượng phức tạp đã bại trận.Ván 2,Tưởng đi tiên,Tôn Dũng Chinh đem Phản Cung Mã ra đỡ,sau vào trung cuộc dũng cảm thí quân đoạt thế sắp sửa thành công,ai ngờ xuất hiện nước tối khiến cho ngay cả Hồ Vinh Hoa đứng xem mà còn đau lòng tiếc thay không dứt.Tưởng Xuyên nắm được cơ hội trời cho đem quân vượt sông liên hồi đánh trả đã hạ được họ Tôn cân bằng điểm số.Biết chỉ là may mắn,trong trận cuối cùng,Tưởng Xuyên dốc hết tâm can đánh ván thứ 3 một cách đầy bản lĩnh và vững vàng, đường cờ kín kẽ,chuẩn xác thể hiện sự chín chắn của đỉnh cao sự nghiệp đã đắc thắng trở về, đoạt được quán quân Kỳ bá với số tiền thưởng lên đến 30 vạn NDT.Báo chí TP Bắc Kinh lập tức ca ngợi chiến công của chàng trai này,họ cho rằng đó là 1 chuyện”kinh thiên động địa”.Tháng 1 năm 2009,Tưởng Xuyên tiếp nhận vị trí số 1 Trung Quốc từ tay Hứa Ngân Xuyên.

Tuy nhiên chỉ sau khi Tưởng Xuyên thi đấu khá thành công ở Quảng Châu bằng việc đoạt được ngôi vị Á quân giải Ngũ Dương Bôi lần thứ 29 sau danh thủ Quảng Đông là Lữ Khâm ra với những ván cờ rất chất lượng ở 1 trình độ rất cao,Tưởng Xuyên mới thực sư chinh phục được người hâm mộ.Rõ ràng lúc này anh đã ở 1 đẳng cấp rất khác,Mọi cái nhìn đầy hoài nghi và thiếu thiện cảm trước đây của giới hâm mộ về vị trí số 1 của Tưởng Xuyên đã phải thay đổi.Người ta bắt đầu đánh giá lại trình độ của Tưởng Xuyên một cách đúng đắn hơn và bước đầu đã công nhận thành quả vượt bậc của tay cờ này sau bao năm tháng bền bỉ phấn đấu.Ván cờ Tưởng Xuyên hậu thủ đánh bại “Trung Tượng tân thiên vương” Hồng Trí tại vòng 4 của giải đã xoá tan đi bao lớp mây mù phủ kín quanh anh.

Cuối tháng 3 năm 2009,Tưởng Xuyên sang Việt Nam dự giải cờ tướng quốc tế cúp Phương Trang lần thứ 3 ở Đà Nẵng cùng với Liễu Đại Hoa và Truơng Cường.Tại đây với phong cách tiến thủ chắc chắn vững vàng,Tưởng Xuyên đã từng bước tiến sâu và đoạt được ngôi vị quán quân của giải đầy thuyết phục.Qua đó thêm lần nữa khẳng định được vị thế và tên tuổi của mình trong mắt bạn bè quốc tế.Suốt từ đầu giải Phương Trang cho đến ngày kết thúc,Tưởng Xuyên đều tỏ ra khiêm nhường,dễ mến đã không để thua bất kỳ 1 ván cờ nào,đánh vòng bảng 9 ván thì 4 thắng,5 hòa vào đến Bán kết cũng nhẹ nhàng hạ được Nguyễn Hoàng Lâm,vào chung kết thì hòa tiếp với Trương Cường nhưng lại thắng trong loạt cờ nhanh.Đó chính là danh thủ Trung Quốc duy nhất mà Việt Nam ta không thể đánh bại tại cúp Phương Trang lần thứ 3 này.Ván cờ Tưởng Xuyên hậu thủ đánh bại “Quang Minh tả sứ” Nguyễn Hoàng Lâm của đất cờ Sài Gòn thực sự là 1 ván cờ rất hay và có nhiều cảm xúc.Tháng 4 năm 2009,Tưởng Xuyên kỳ phong ổn định,liên tiếp đoạt trại lập công với 4 thắng,2 vừa là kỳ thủ xuất sắc nhất giải đồng đội hạng 2 Trung Quốc đồng thời giúp cho đội Bắc Kinh có cơ hội lớn đáo hồi Liên Tái 2009.Tháng 5 năm 2009,lại một lần nữa đánh bại Triệu Hâm Hâm trong trận chung kết giải cờ “Thiên Nhân tượng kỳ đại tái” ở Trạm Giang giành ngôi quán quân các tài năng trẻ.

Tưởng Xuyên vốn người huyện Vĩnh Gia tỉnh Chiết Giang là quê hương của “Vô địch Trung Pháo Vương” năm xưa là Lâm Dịch Tiên.Sáu tuổi bắt đầu học đánh cờ.Mười năm miệt mài nghiên cứu sách vở. Đến năm 16 tuổi mới có danh phận.Tám năm sau mới được bước vào hàng ngũ quốc thủ.Công lao nỗ lực quả thật không nhỏ chút nào !.Không nổi trội hơn đời nhưng xét cho cùng đã từng bước giành được nhiều thành công vang dội.Có thể nói thắng lợi ở cờ tàn.Đó chẳng phải đều là mong muốn hướng đến sau cùng.
Không biết tiếng Tàu vẫn đọc sách cờ Tàu

Binh : 兵
Tốt : 卒
Pháo : 炮  (hoặc là 砲)
Xa (xe) : 車  (giản thể 车)
Mã : 馬  (giản thể 马)
Tượng : 相 (tương) (dùng cho bên đỏ) và 象(tượng) (dùng cho bên đen)
Sĩ : 仕 (dùng cho bên đỏ ) và 士 (dùng cho bên đen)
Tướng : 将 (tướng) (dùng cho bên đen) 帥(soái) (dùng cho bên đỏ)
Tiến : 進 (giản thể là 进 ) có nghĩa là đi tới
Thoái : 退 nghĩa là đi lui
Bình : 平  nghĩa là đi ngang
Tiền : 前 nghĩa là trước . Ví dụ Tiền pháo : 前砲
Hậu : 後 nghĩa là sau . Ví dụ Hậu Mã : 後馬
Nhất : 一 nghĩa là 1
Nhị :  二 nghĩa là 2
Tam : 三 nghĩa là 3
Tứ : 四 nghĩa là 4
Ngũ : 五 nghĩa là 5
Lục : 六 nghĩa là 6
Thất : 七 nghĩa là 7
Bát : 八 nghĩa là 8
Cửu : 九 nghĩa là 9
Thập : 十 nghĩa là 10
Hồng : 紅 (đỏ)
Hắc :  黒 (đen)
Hồng Phương :  紅方 (bên đỏ)
Hắc Phương :  黒方 (bên đen)
Chiếm :  占
Ưu :  優 (giản thể ghi là 优 )
Chiếm Ưu : 占优
Hồng Ưu :  紅优
Hắc Ưu :  黒优
Tiên Thủ : 先手 (chiếm tiên)
Lược Tiên : 略先 (mất tiên)
Cân thế :  均勢 (cân bằng )
ngoài ra còn nhiều như dễ đi , đối công , mỗi bên có chỗ kỵ riêng ...
Trong các sách Tàu thì các nước đi thường ghi thành từng cặp và có
đánh số 1,2,3,4.... và :
Nước đi của bên đỏ thì ghi tên quân cờ kèm theo số chữ Nho chỉ vị trí quân rồi tiến thoái hoặc bình rồi đến ví trí cuối cũng là chữ Nho .
Còn nước đi của bên quân đen sẽ ghi kèm theo số la tinh .
Ví dụ cụ thể như là:
1/.pháo nhị bình ngũ mã 8 tiến 7 1.砲二平五 馬8進7 
: ghi sang kiểu VN thì là : 1.P2-5 M8.7
2/.mã nhị tiến tam tốt 7 tiến 1 2.馬二進三 卒7進1 
: ghi sang kiểu VN thì là : 2.M2.3 T7.1
3/.xa nhất bình nhị xa 9 bình 8 3.車一平二 車9平8 
: ghi kiểu VN : 3.X1-2 X9-8
Một khi đã quen rồi thì chỉ cần nhìn vào sẽ dễ dàng nhận ra là:
Nước đi của bên đen là kèm theo số la tinh ,còn của bên đỏ là số chữ Nho .
và thường tới 1 nước nào đó nếu kèm theo bình hoặc chỉ dẫn hoặc giả
sử nếu đi thế này thế kia thì nó ghi nếu như đi ...rồi ghi số nước giả sử .
Còn những phần khác như bình luận bằng tiếng Tàu các bạn cũng không
cần quan tâm tới làm gì ,nếu biết tiếng Hoa đọc thì sẽ hiểu hay hơn ,
không biết thì đi theo mấy nước trong sách vẫn OK thôi .
và cuối cùng khoảng 20 mấy nước gì đó thì các bạn hay gặp là :
Hồng phương chiếm ưu , hắc phương chiếm ưu ,
hồng phương tiên thủ , song phương cân thế (2 bên cân bằng ) .
Nhiều cái khác nữa nhưng nếu gặp chữ không biết nó nói gì
thì cứ nhìn vào thế cờ bạn cũng biết bên nào ra sao mà phải
không .
Chúc các bạn nào có lòng sớm thành công chinh phục
các sách của Tàu vì sách Tàu sách hay rất nhiều trên 400 cuốn đủ mọi thể loại .
(Sưu tầm từ: thanglongkydao.com)
Tớ đã download từ thanglongkydao và đưa vào mediafire lưu trữ một số sách cờ. Các bạn có thể download về ngâm cứu. Nếu ai ko down được thì báo để tớ úp lại cho.
link: http://www.mediafire.com/myfiles.php
9 VÁN CỜ KINH ĐIỂN GIẢI DƯƠNG QUAN LÂN
( Tạp chí Kỳ Nghệ số 4 năm 2009)
Ván 1 Chiết Giang Trần Hàn Phong tiên thua Thượng Hải Hồng Trí
Bình chú Cát Duy Bồ
Ngày 16 tháng 11 năm 2008 tại Quảng Đông
Ngũ thất pháo tiến tam binh đối bình phong mã tiến tốt 3
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3 4. B3.1 B2.1 5. P8-7 B1.1 6. M8.9 M3.2 7. X9.1 T3.5 8. X2.6 X1.3 9. X9-6 P8-9 10. X2.3 M7/8 11. M3.4 S6.5 12. M4.3 P9-7 13. T3.1 M2.1 Những nước vừa rồi là cách chơi định thức của bố cục ngũ thất pháo tiến tam binh đối bình phong mã tiến tốt 3. Đen vừa chơi nước mã ăn tốt biên nếu đổi M8.9 mời đổi mã Đỏ sẽ M3/4( nếu M3.1, T7/9, B5.1, T9/7, P7/1, B1.1, B9.1, X1.2 Đen mãn ý), M2.1, P7/1, B5.1, P5.3, M9.7, M4.3, X1-7, X6.3 Đỏ nhiều tốt hơi ưu.
14. P7/1 B1.1 15. B5.1 M1.3 16. X6.1 M3.1 17 mã Đen một mình xâm nhập gây rối trận địa bên Đỏ, chiêu pháp hung hãn. 17. P7-2 B1.1( Hình vẽ) Như hình vẽ trong giải đồng đội vòng tròn cấp Giáp toàn quốc cúp Huệ Châu Hoa Khiên Bôi vòng thứ 20 tại ván Vu Âú Hoa gặp Miêu Vĩnh Bằng nước này Miêu Vĩnh Bằng chơi M1.3 ăn tượng tiếp theo X6-7, B1.1, X7/2, B1.1, X7.2( Đỏ có thể suy nghĩ nước X7-8 tìm đường ra cho xe) X1.2, P2.3, P2.1, B5.1, X1/2, P5.4( Đỏ dùng pháo ăn tốt giữa thí mã cướp công là nước hay để đoạt thế) P2-7, X7-4, Ps.3( Do Đỏ đã khống chế cửa tướng của Đen và có nước sát chiêu đóng thiết môn vì thế Đen thí pháo chém tốt, tạo đường tiến cho mã lộ 7 nhằm làm chậm cục thế), T1.3, M8.7, P2.2, M7.5, B5.1 Đỏ chủ động.
18. M9/7 M1.3 19. X6-8 B5.1 20. M3.5 Đỏ thí quân cướp công thể hiện rõ dũng khí tranh thắng rất lớn. Nhưng về cờ mà luận tác giả cho rắng khả năng thắng không lớn vẫn nên đổi lại M3/2 thì tốt hơn rồi đợi Đen M8.9 xong lại B5.1 ăn tốt giữa Đỏ hơi ưu.
20….T7.5 21. B5.1 X1-6 22. S6.5 P2-3 23. P2.6 P3.4 24. P2-5 Tg5-6 25. Ps-4 P7-6 26. X8.4 X6.3 27. X8-2 P6.5 28. ( Hình vẽ 2) Như hình 2 Đen thí lại một quân cùng Đỏ triển khai đối công, nước cờ hay! Nếu đi nhầm M8.6, Đỏ P5-8( nếu đổi X2-3 cũng là một sự lựa chọn không tồi) Đỏ có thế công.
28. X2.3 Tg6.1 29. X2/1 Tg6/1 30. S5.4 X6.1 31. S4.5 X6-3 32. M7/9 X3-9 33. Tg5-6 … Cách chơi ngoan cường là X2/8 phòng thủ tiếp theo nếu Đen P3-2 thì X2-4, S5.6, X4.7, Tg6-5, Tg5-4 Đen tuy chiếm ưu nhưng Đỏ vẫn có thể chống đỡ, chiến tuyến vẫn còn rất dài.
33….X9.2 34. Tg6.1 X9/3 35. M9.7 P3-2 36. X2/6 P2.2 37. Tg6.1 S5.4 38. Tg6-5 P2/1 Đến đây Đen nhận thua.
Ván 2 Liễu Đại Hoa tiên thắng Đào Hán Minh
Bình chú Liễu Đại Hoa
Ngày 16 tháng 11năm 2008 tại Quảng Đông
Trung pháo tiến thất binh đối phản công mã tiến tốt 7
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 P8-6 3. X1-2 M8.7 4. B7.1 …Đến đây hình thành trận thức cơ bản của bố cục trung pháo trực xe đối phản công mã tiến tốt 7. Ngoài cách chơi đối công tiến tốt 7 ra còn có biến P8-6, Đen tiếp X1-2, M8.7, P2-1, B7.1, B7.1 M7.6, S6.5 hình thành biến hóa lưu hành ngũ lục pháo đối phản công mã.
4…B7.1 5. P8.4 T3.5 6. M8.7 ….Đỏ nếu vội chơi P8-5, M3.5, P5.4, S6.5, M8.7, B3.1 Đen xe phải xuất động rất nhanh, hơn nữa cánh phải chưa có lo ngại gì tương đối có lợi. 6….S4.5 7. P8-5 P6.5 tiến pháo tấn công mã là cách chơi Đào Hán Minh thích sử dụng. Ngoài ra một biến hóa chính khác là B3.1, B7.1, X1-3, X9-8, X3.4, M3/5 hai bên hình thành công thủ khác. 8. M7.6 X1-4 9. Pt-9 X4.5 10. X9-8 P2.4 Hình vẽ Đen lúc này còn hai cách đi P2/2 và P2.5. Nước P2.4 trong giải cá nhân toàn quốc năm 2004 Đào Hán Minh đã sử dụng nước này để chống lại Uông Dương có thể nói anh ta tương đối tâm đắc với biến này. 11. X8.3 M3.1 12. X8.3 X9-8 13. X2.9 M7/8 14. X8-9 X4-3 15. B5.1 P6/4 Thoái pháo bắt xe là sự lựa chọn chính xác nếu đổi P6/2, B3.1, B7.1, M3.5, X3-4, M5.3, Đỏ ưu lớn. 16. X9.3 S5/4 17. B5.1 X3-5 18. X9/4 S6.5 19. P5/1 M8.7 Đen tiến mã mặc kệ Đỏ tiến tốt ngang dọc khiến cho phòng tuyến tan vỡ. Nên đổi lại P6/3, T3.5, X5-6, B5.1, X6.2, B5.1( nếu M3/2 Đen S5.6 Đỏ khó ứng phó) T7.5, P5.6, S5.6, P5-8, X6-7, P8.2, S4.5, P8-4, S5/6 hai bên hình thành thế hòa.
20. T7.5 X5-6 21. B5.1 P6.1 22. B5.1 T7.5 23. B3.1 X6.2 24. B3.1 P6-3 25. P5.6 Tg5-6 26.X9/1…
Giai đoạn vừa qua Đỏ đi cờ tương đối chặt chẽ lúc này thoái xe không chỉ điều chỉnh trận hình mà còn hóa giải nguy cơ xe Đen ăn mã, nước cờ tinh diệu. 26….M7.5 27. X9-3 bình xe giữ mã không sợ thủ đoạn xe Đen bắt chết pháo. 27….P3.3 Đen nếu đổi X6/5 Đỏ sẽ B3.1, X6-5, X3-4, M5/3, X3.5, Tg6.1, M3.4, P3-6, X3/4 Đỏ thắng thế.
28. M3.2 X6.2 29. Tg5.1 X6/4 30. M2.1 Hình vẽ Như hình vẽ Đỏ tiến mã ăn tốt phục thủ đoạn M1.3 và M1.2 nước công kích đôi, khiến cho Đen đổi xe. Đến đây hình thành tàn cục Đỏ tất thắng. 30….X6-7 31. T5.3 S5.4 32. B3-4 Tg6-5 33. Tg5-4 B3.1 34. B4-5 M5/3 35. P5-7 P3/5 36. T3/5 Đỏ thắng.
Nguồn: http://forums.xiangqiclub.com/
Trần Tùng Thuận Hoa Nam Thần Long

■ Tác giả: Bàng Tiểu Mâu
________________________________________
Tạp chí Kỳ Nghệ số 12 năm 2006

  Năm 1935 Đài Sơn tổ chức giải cờ tướng toàn huyện, Trần Hoằng Đạt đích thân đến đăng ký cho cháu trai. Giải lần này áp dụng thể lệ thi đấu loại trực tiếp, tổng cộng có hơn 60 kỳ thủ đăng ký tham gia. Lúc đó, Trần Tùng Thuận mới 15 tuổi đã chém tướng quá môn khiến mọi người vô cùng chú ý. Tuy sau đó bị chặn lại bởi Dư Chất Bình( một danh thủ mà trình độ gần tương đương với một trong tứ đại kỳ vương là Phùng Kình Như) nhưng giới cờ tướng đánh giá rất cao tài năng của Trần Tùng Thuận, đồng thời đặc cách trao giải thần đồng cho Trần.  
 Trong lần thi đấu này Trần không chỉ mở mang tầm mắt, sức cờ cũng tăng lên mà còn kết bạn với quán quân giải lần này, Đấu sơn Kỳ vương Lỗi Pháp Huy. Sau đó giới cờ lưu truyền giai thoại Lỗi Pháp Huy nhận Trần Tùng Thuận làm đệ tử. Sau đó một thời gian một trong Việt Đông Tam Phượng là Chung Trân cùng đến Đài Sơn du đấu, Trần lại có thêm một bạn cờ tiền bối.  
   Năm 1937 chiến tranh chống Nhật nổ ra Lỗi Pháp Huy sang Mỹ định cư, trước khi đi đã đích thân đến gửi gắm Trần Tùng Thuận lại cho Chung Trân. Chung Trân tuy nhỏ nhưng tinh thông toàn cục lại nghiên cứu tàn cục giang hồ rất sau như cục đầu tiên trong bộ đại cổ cục là Thất tinh hội tụ hay tàn cục xe tốt sau khi trải qua Chung Trân bất luận cầm Đỏ hay Đen đều có thể cầu thắng trên cơ sở hòa cờ. Trong chuyên mục cổ phổ tân thuyết trên nguyệt san tượng kỳ, tuyển lựa giới thiệu trên trung quốc tượng kỳ phổ và trong tìm hiểu bài cục giang hồ của báo Tượng Kỳ, thầy giáo Trần đều làm những tổng kết đối với những chiến cục áo diệu thâm hiểm. Sau đó một thời gian thông qua sự giới thiệu của Chung Trân, Trần Tùng Thuận đã có dịp được giao đầu với một trong tứ đại thiên vương là Phùng Kính Như.  Trông quan cần phải biết, kỳ phong của Phùng Kính Như không quá coi trọng khai cục nhưng công phu trung tàn lại vô cùng cao thâm. Trần Tùng Thuận cả ngày cùng tranh chấp trên bàn cờ, lực cờ lẽ nào không tăng lên? Sau một thời gian trình độ của Trần Tùng Thuận đã tương đương với thầy Chung Trân, một số cao thủ Cảng Huệ như Ngô Triệu Bình, Hà Lỗ Ấm thậm chí đên một trong Hoa Trung tam kiệt Phương Thiệu Khâm đều không phải đối thủ của Trần Tùng Thuận.
  Lúc đó những danh thủ trú tại Hồng Kông có Song Thương Tướng Đổng Văn Uyên và Thất tỉnh Kỳ Vương Châu Đức Dụ, thang niên Trần Tùng Thuần đều đã giao đầu qua với họ kết quả kích bại Đổng Văn Uyên nhưng trong cuộc chiến 5 ván với Châu Đức Dụ thì hòa danh hiệu Hoa Nam Thần Long từ đó dần nổi lên. Cùng với việc bùng nổ chiến tranh Thái Bình Dương Trần Tùng Thuận lại quay về nội địa tới Hoa Nam và Tây Nam du đấu đi qua các nơi như Thiều Quan, Qúy Châu, Quế Lâm, Liễu Châu, Côn Minh vv để nếm trải sự gian khổ khó khó khăn cuộc sống người chơi cờ trong xã hội cũ.
  Sau thời kỳ kiến quốc Trần Tùng Thuận một mình một ngựa tiến lên Bắc Kinh cùng giao lưu với các danh thủ Kinh Hoa như Trương Đức Khôi, Hầu Ngọc Sơn, Tạ Tiểu Nhiên, Tào Đức Thuần và thắng rất nhiều. Sau khi trở lại Quảng Châu vào các năm 1953, 1954 lại tiến hành hai trận 10 ván với ngôi sao mới kém Trần 10 tuổi là Dương Quan Lân hậu nhân rất tôn trọng đã gọi hai người là Song Bích Dương Thành.
  Năm 1956 tổ chức giải vô địch toàn quốc lần đầu tiên, quy chế quy định mỗi thành phố chỉ được cử một kỳ thủ tham gia. Dương Quan Lân và Trần Tùng Thuận người là vận động viên, người là trọng tài cùng lên Bắc Kinh dự giải. Sau này Trần Tùng Thuận nhớ lại “ từ năm đó bắt đầu làm trọng tài quay đi quay lại chốc lát mà mấy chục năm trôi qua đến thập kỷ 80 của thế kỷ 20 Trần Tùng Thuận được Uỷ ban thể dục thể thao tòan quốc trao tặng danh hiệu Đặc cấp trọng tài quốc tế lứa đầu tiên.
  Sau giải vô địch toàn quốc đầu tiên tháng 12 năm 1956. Bắt đầu từ năm 1957 các danh thủ khắp nơi tời tấp đến thăm Quảng Châu thành phố cờ tường, như tháng 5 năm 1957 liên đội Bắc phương gồm tân khoa á quân toàn quốc người Cáp Nhĩ Tân danh thủ Vương Gia Lương và người xếp thứ 5 giải toàn quốc danh thủ Bắc Kinh Hầu Ngọc Sơn , tháng 7 năm 1957 liên đội Trung Hoa gồm Lý quân, Điện quân toàn quốc Hàng Châu Lưu Ức Từ và Vũ Hán Lý Nghĩa Đình, tháng 5 năm 1958 liên đội Hoa Đông gồm Hoa Đông đệ nhất kiếm Hà Thuận An, Lý quân toàn quốc danh thủ Huệ Tụng Tường, tháng 8 năm 1958 Lý Nghĩa Đình cùng ngôi sao mới của Kỳ Đàn kỳ thủ trẻ tuổi của Thẩm Dương Nhậm Đức Thuần liên quân. Trần Tùng Thuận cùng với Dương Quan Lân đại diện đội chủ nhà bình tĩnh ứng chiến. Tại những giải đầu lớn được tổ chức thất thường khi đó của kỳ đàn đội Quảng Châu liên tiếp giành thắng lợi từ đó mà bảo vệ được danh hiệu thành phố Tượng kỳ.
  Tháng 5 năm1956 nguyệt san Tượng Kỳ do Dương Quan Lân và Trần Tùng Thuận chủ biên lần đầu tiên ra đời tại Quảng Châu. Nguyệt san có ảnh hưởng rất lớn tới từng thế hệ người hâm mộ cờ, về sau Tượng kỳ Đại sư Thượng Hải Vu Hồng Mộc từng nhớ lại “ việc vui nhất trong một tháng của ông là khi nhân viên đưa thư mạng quyển nguyệt san này đến vừa nhận được là liền bày bàn cờ ra nghiên cứu có lúc còn gửi thư tới hai vị chủ biên Dương Quan Lân, Trần Tùng Thuận để bày tỏ cảm nhận, ý kiến của bản thân.
  Năm 1982 Trần Tùng Thuận dồn hết tâm huyết sáng lập báo Tượng Kỳ. Nhà hoạt động cờ tướng, tác gia sử văn Chiết Giang Từ Thanh Dạng từng viết: “ Tôi tự tận đáy lòng kính phục Trần tiên sinh, Ông đã bỏ không biết bao tâm sức cho việc này, không chỉ việc lo kinh phí làm báo đã rất khó mà còn vô vàn khó khăn khác như số lượng phát hành, chất lượng tờ báo. Ngay cả nguồn bản thảo đến cũng là một khối lượng công việc khổng lồ, Trần Tùng Thuận có thể nói là công đức vô cùng lớn lao.
    Mùa xuân năm1979 tạp chí Kỳ Nghệ Giang tô xuất bản trong thời gian vòng loại giải đồng đội Giang Tô kỳ vận hội thứ 4. Trần Tùng Thuận nhận lời mới đã viết một bài về sự kiện này rất được các bạn kỳ hữu yêu thích. Trong lần phát hành số thứ 2 các biến hóa trong ván cờ chung kết giải cá nhân cờ tướng vận hội lần 4 giữa Vương Bỉnh Quốc và Hồ Vinh Hoa đều được phân tích bình chú rất tường tận. Theo lời của người chịu trách nhiệm biên tập Cam Vũ Thời ‘ngày thứ 2 sau khi nhận được bản thảo thầy Trần gửi tới đã lại nhận được một bức thư Ông gửi tới chỉnh sửa những chỗ chưa thỏa đáng trong tập bản thảo trước từ đó có thể thấy được sự nghiêm túc cẩn thận của thầy giáo Trần. 
 Trong bài viết này sẽ giới thiệu một ván cờ giữa Trần Tùng Thuận và Hà Thuận An tại giải Thượng Hải – Quảng Đông cuối năm 1960. Trong giải lần này đội Quảng Đông thắng đội Thượng Hải với tỉ số sít sao 17-15. Nhưng chiến tích của Trần Tùng Thuận với Hồ Vinh Hoa, Hà Thuận An, Chu Kiếm Thu, Trần Kỳ bốn vị danh tướng là một thắng ba hòa lập chiến công lớn cho thắng lợi cuối cùng của đội Quảng Đông.   Thượng Hải Hà Thuận An tiên thua Quảng Châu Trần Tùng Thuận. Ngày 28 tháng 11 năm 1960 tại Quảng Châu.
   Trung pháo quá hà xa đối bình phong mã tả mã bàn hà
  1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 B7.1
  Hoa Đông đệ nhất kiếm Hà Thuận An từng biên soạn cuốn Trung Pháo tiến tam binh đối bình phong mã. Nay Đen tiến tốt 7 rõ ràng về chiến lược có ý muốn tránh sở trường của đối thủ.
  4. X2.6 M2.3 5. B7.1 M7.6 6. M8.7 T3.5 7. B5.1  …………
  Đỏ xung tốt giữa tấn công tả mã bàn hà, chứng tỏ sự phong phú về hiểu biết bố cục của Hà Thuận An. Nguyên do là đội Thượng Hải trong năm này đã nghiên cứu rất kỹ biến hóa cao tả pháo công tả mã bàn hà. Hơn nữa tại giải đồng đội toàn quốc hai tháng trước, giải cá nhân các kỳ thủ Thượng Hải sử dụng bố cục này đã giành được chiến tích rất tốt ( trong giải Thượng Hải tổ chức tại Thượng Hải một tháng sau đó, đôị Thượng Hải khi gặp tả mã bàn hà nhất loạt đều chơi cao tả pháo.) 
  7.…………B7.1
 Xung tốt 7 đuổi xe, nước cờ tất yếu. Nếu S4.5 củng cố trung lộ Đỏ sẽ B5.1 cờ Đen dễ kém.
  8. X2-4 M6.7
  9. B5.1 S4.5 lên sĩ củng cố trung lộ, trước ván này khi Trần Tùng Thuận đi sau gặp Chu Kiếm Thu của Thượng Hải đã chơi B5.1 tiếp theo M3.5, B5.1, M5.3, P8-7, X4/3 tiếp theo P8.2 Đỏ chiếm tiên thủ khá lớn.
  10. M3.5 P8.5 11. B5.1 P8-3 Lúc này thông thường Đen chơi P2.1 tiếp B7.1, P8-3, B7.1, X8.6 hoặc M7/5 đều có thể giữ cân bằng. Hiện Đen trực tiếp ăn mã dường như trao chiến cơ cho Đỏ B5.1 phá tượng . Nhưng Đỏ M5/7 ăn mã , làm mất tiên cơ.
  12. M5/7 P2.1 13. S6.5  …………
  Đỏ bị Đen tiến pháo trói xe, tốt , nay lên sĩ cũng là không biết đi nước nào hay hơn, nếu M7.5 Đen có nước cờ hung hãn X8.6 .
  13.………… P2-5
  14. M7.5  …………
 Đỏ tiến mã vội nên đổi lại P8.2, M7.5, T7.5, B7.1, X9-6 cục diện vẫn có thể ứng phó.  
  14.………… M7/5 Thoái mã bắt xe nước cờ hay.
  15. P5.2 P5.3 16. T7.5 X1-2 17. P8.2 X8.6
  Tiến xe hàng tốt , từ đây phản tiên đoạt thế.
  18. X9-6 B3.1 19. X4-7 M3.5 20. X6.2 B7-6 21. X7-5 Hìnhvẽ……
  Như hình vẽ Đỏ nếu không dùng xe chém mã mà đi P5.3 Đen sẽ T7.5, X7-5, P5.2, X6-2, P5/5, X2-5, X2.5, X5.3, X2.4, Tg5.1, X2-6 Đen thắng định.  
  21.…………P5/3 22. X6-2 B3.1 23. X2.3 …………
  Nếu đổi lại X2.1 Đen sẽ B3-2, X2-4, B2-3, X4.2, X2.3, S5/6 Đen có thể B9.1 hoặc X2-4 Đen ưu lớn.
  
  23.…………
  X2.3 24. T5.7 B6-5 25. X2-1 Tg5-4 xuất tướng nhằm ăn sĩ , tính toán sâu xa. 26. P8/2 B1.1 27. X1-4 X2.4 lúc này đổi pháo, thứ tự đương nhiên.
  28. X4-5 X2.2 29. S5/6 X2-4 30. Tg5.1 B5-6 31. Tg5-4 X4/3 32. X5/4 X4-1 33. X5-4 B6-5 34. X4-6 Tg4-5 35. Tg4-5 X1-6 36. Tg5/1 B1.1 37. B1.1 B1-2 38. T7/9 X6-7 39. X6-2 B2.1
  Đỏ dùng tượng nhử Đen hi vọng Đen X7.3, Đỏ sẽ X2.2 đoạt tốt nhằm mong tranh hòa. Nhưng Đen đã thấy rõ ý đồ , trực tiếp xung tốt lộ 2 khiến cho Đỏ vô kế khả thi.
  40. T3.5 B2-3 41. B1.1 B3.1 42. T5/7 X7-3 43. S4.5 B3.1 44. X2-6 X3/2 45. B1.1 X3/1 46. X6-5 B5-6 47. X5-4 B6-5 48. S5/ 4X3-4 49. Tg5.1 B3-4 50. Tg5-4 X4-9 Đen thắng.
Nguồn: http://forums.xiangqiclub.com/
Ngũ thất pháo thí song bình đối phản cung mã

Ngày 5 tháng 11 năm 2004
Triệu Kim Thành – Dương Đức Kỳ
  1. P2-5 M2.3 2. M2.3 P8-6 3. X1-2 M8.7 4. B3.1 B3.1 5. M8.9 T7.5 6. P8-7 X1-2 7. X9-8 P2.4 8. B7.1 B3.1 9. B3.1 B7.1 10. X2.4 P2-3 11. X8.9 P3.3 12. S6.5 M3/2 13. P5.4 S6.5 14. P5/1 M2.3 15. X2-4 X9-6 16. T3.5 B3.1 17. M9.7 P3/3 18. X4-7 M3.5 Vừa trên là định thức cơ bản của biến hóa này. Hiện tại Đen lên mã giữa khiến cho Đỏ đứng trước hai sự lựa chọn ăn pháo hoặc ăn tượng.  
  19.X7.5 …………
  ăn tượng là chiến thuật đối công mời xuất hiện mấy năm trở lại đây.
  19.…………P3/4 Đen nếu đổi M5/3, X7/2, P6-3, P7.5, M7.5, P5.2, S5.4, P7.2, Tg5.1, P7-4 Đỏ ưu. 20. P5.2 S5.4 21. P7-6 Tg5.1 Đen nếu đổi P3-5 Đỏ sẽ P6.7 bắt chết xe Đen. 22. P5-3 M5/7 23. M3.4 P6-5 24. M4.6 M7.5 Hình vẽ
    
 Trong các ván cờ trước đây đa phần chơi X6.4 bắt mã. Như hình vẽ mã lộ 7 của Đen nhảy lên lộ 5 là lần đầu xuất hiện trong giải đấu lớn, khả năng là Dương Đại sư muốn thử thách công lực của tiểu tướng mới có mười mấy tuổi. 25. X7/1 Tg5/1 26. P6-8  
Chiến thuật bình pháo vào sườn công kích từng xuất hiện trong giải giao lưu dân gian năm 2002. Ngoài ra nếu đổi M6.8, X6.4, M8.6, Tg5-6, X7.1, X6-4, X7-6, Tg6.1 Đen ưu.     26.…………P3-2 27. M6.5…………
  mã ăn pháo giữa tự nguyện chui vào vại không biết là có ý đồ gì?
  27.…………X6.2 28. P8.2 M5.4 Đen nếu đổi P2-5, S4.5, X7.1, S5/4, X7/3, S4.5, P7-5 Đỏ ưu. 29. M5/6 Tg5-6 Tinh tế nếu đổi M4.5, P8-5, M5.7, Tg5-6, Tg5-6, P5-4, Tg6-5, X7-3 Đỏ có thế công.
    30. X7/2 X6.2 31. X7-6 …………
  Tích cực cầu thắng, Triệu Kim Thành tuy còn ít tuổi nhưng ý chí rất kiên cuờng, đối diện với Đại sư nhưng không hề tỏ ra sợ hãi. Đương nhiên lúc này cũng có thể đổi X7-4, X6/1, M6.4 cũng là Đỏ ưu.
   31.…………S4/5 32. T5.7 M4.3 33. P8.1 P2-8 cứng rắng nếu đổi X6.4, x6-3 Đỏ ưu lớn. 34. T7/5 P8.7 35. T5/3 X6.4 36. P8.4 Tg6.1 37. X6-4 X6/5 38. M6.4 S5.6
  39. B5.1 Đến đây Đỏ ưu cuối cùng hòa cờ.
 Kết luận: Dương Đại sư vốn muốn gây bất ngờ để giành thắng lợi nhưng không ngờ tiểu tướng Triệu Kim Thành thực lực không tồi lại đã thoát hiểm. Xem ra Đen nước 24 vẫn nên đổi X6.4 hay hơn.
link ván cờ: http://www.dpxq.com/hldcg/search/view_m_12195.html
Nguồn: http://forums.xiangqiclub.com
Ván 3 Hứa Ngân Xuyên tiên thắng Triệu Quốc Vinh
Bình chú: Đặc cấp Đại sư Liễu Đại Hoa
Ngày 17 tháng 11 năm 2008 tại Quảng Đông
Ngũ thất pháo tiến tam binh đối binh phong mã tiến tốt 3
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3 4. B3.1 B3.1 5. M8.9 B1.1 6. P8-7 M3.2 7. X9.1 T3.5 8. X2.6 X1.3 9. M3.4 …Hai bên xe nhẹ quen đường, nhanh chóng hình thành cục diện ngũ thất pháo tiến tam binh đối binh phong mã tiến tốt 3. Nhảy mã lên hà là biến hóa tương đối lưu hành gần đây, mục đích nhằm tăng cường sự công kích đối với cánh trái của Đen. 9….X1-4 10. X9-4 M2.1 Hình vẽ. Như hình vẽ tiến mã ăn tốt, thoát khỏi đường hướng thông thường, đa phần các kỳ thủ ở đây thường chơi P8/1 tiếp theo P7.3, P8-6, X2.3, P6.7, X2/8, P61, P7-9, P6-1, T7.9, X4-1, B9.1, M2.3 Hai bên bằng thế. 11. P7.3 P2-3 12. X4-8 X4.2 13. X8.6 …Đỏ tiến xe tróc pháo có thể giữ được ưu thế đi tiên nếu đổi M4.5, M7.5, P5.4, T5.3, X8.7, M1.3, S6.5, M3/5, B3.1 hình thành cục diện phức tạp. 13….X4-6 14. X8-7 X6/1 15. P7/1 …Thoái pháo cầu ổn, có thể cân nhắc chơi P7.1, X6-3, X2-3, M7/5, X7.1, M5.3, P7-8, X3-2, P5.4, M3.5, X3-5, P8-6, T3.5 Đỏ hơi ưu. 15….S6.5 16. S6.5 B1.1 17. P7-6 P8-9 18. X2.3 …Đỏ không dám đi X2-3 vì Đen phục thủ đoạn phản kích P9.4 tiếp theo nếu B3.1, X6.1, P6.4, P9.3 Đen có thế công. 18….M7/8 19. X7/1 X6-4 20. P6-5 M8.7 21. X7-9 X4.1 22. Ps-4 M1.3 23. P4.2 X4/1 24. P4-9 M3/5 25. T7.5 P9.4 26. P9/1 M5.7 27. P9-1 Mt/9 28. P5-8 …Giai đoạn vừa trên hai bên đều chơi rất chính xác, sau khi đổi xong một pháo cục thế theo xu hướng giản hóa. Lúc này Đỏ binh chủng tuy tốt hơn nhưng Đen trận hình vững vàng hơn nữa lại nhiều hơn một tốt hai bên bằng thế.
28….X4-2 29. X9-7 M9/8 30. B7.1 S5.4 31. P8-9 X2-1 32. M9.7 S4.5 33. X7-8 B9.1 34. P9-8 M8.7 35. P8/4 B9.1 Tuyến đáy của Đen trống rỗng nên đổi thành S5/4 tăng cường phòng thủ. Đỏ nếu X8/2, M7.6, M7.9, M6/5, P8-9, M5.3 Đen đủ có thể hóa giải thế công của Đỏ. 36. X8/2 B7.1 37. M7.9 B7.1 38. P8-9 X1-7 39. X8.5 S5/4 40. M9.8 …Hình 2 Như hình 2 do Đen lơ là phòng thủ để cho Đỏ thuận lợi thực hiện kế hoạch công kích tam tử quy biên. Hiện tại Đen đã khó ứng phó nếu S4/5 Đỏ sẽ P9.9 Đen tất phải mất sĩ tượng dẫn tới bại trận. 40….X7-1 41. M8.6 Tg5-6 42. P9-6 X1-4 43. X8-6 Tg6.1 44. X6-3 X4/2 45. X3/1 Tg6/1 46. X3/1 M7/5 47. X3/3 M5.3 48. T5/7 B9.1 49. P6.2 B9-8 50. P6-7 Tg6-5 51. P7-1 B8.1 52. P1.5 X4.2 53. X3.3 Tg5.1 54. T3.5 M3/1 55. X3.1 Tg5/1 56. X3/1 Tg5.1 57. P1-5 X4/2 58. P5-4 M1.2 59. X3.1 Tg5/1 60. P4/6 X4-6 61. P4.1 M2/4 62. X3.1 Tg5/1 63. X3/1 Tg5/1 64. X3/5 M4.3 65. Tg5-6 B5.1 66. X3.6 Tg5.1 67. X3/1 Tg5.1 68. X3/2 Tg5.1 69. T5/3 X6-4 70. P4-6 X4.2 71. X3/2 …Nên đổi thành X3-8 chuẩn bị thoái xe bắt chết mã. Đen chỉ còn X4.2, X8-5, Tg5-6, X5/1 Đỏ thắng nhanh. 71….Tg5/1 72. X3/5 X4.2 73. X3.2 X4/2 74. P6/1 M3/2 75. X3/2 M2/1 76. X3-7 M1/2 77. X7-5 B8-7 78. S5.6 …Thí sĩ nhằm phát huy tối đa huy lực của Pháo. Đen sau khi mất tốt giữa bại trận đã định. 78….X4.3 79. X5.2 Tg5-6 80. Tg6-5 X4-6 81. S4.5 X6.4 82. B7.1 M2.1 83. X5-3 M1.2 84. B7-6 B7-6 85. X3.4 Tg6.1 86. X3/1 Tg6/1 87. X3/5 M2.1 88. S5.4 X6.4 89. P6-8 X6.2 90. Tg5.1 X6/4 91. X3-5 X6.3 92. Tg5/1 Đỏ thóai tướng lão luyện nếu đổi P8-4, M1/3, Tg5.1, M3/5, B6-5, Tg6-5 Đỏ rất khó giành thắng. Đến đây Đen buông quân nhận thua.
Link ván cờ: http://www.dpxq.com/hldcg/search/view_m_29010.html
Nguồn:http://forums.xiangqiclub.com/
Giải tinh anh kỳ nghệ toàn quốc tranh cúp Bàn An Vĩ Nghiệp Bôi được tổ chức từ tại Chiết Giang từ ngày 24 đến ngày 28 tháng 4 năm 2009. Tham gia giải lần này có 16 tay cờ thuộc hàng mạnh nhất Trung Quốc hiện nay. Trải qua ba vòng đấu vô cùng ác liệt và hấp dẫn cuối cùng Uông Dương Hồ Bắc và Triệu Hâm Hâm của chủ nhà Chiết Giang đã cùng nhau lọt vào trận chung kết, qua hai ván với một thắng một hòa cuối cùng Uông Dương đã đoạt được chức vô địch một cách xứng đáng. Nay xin gửi tời các bạn hâm mộ ván 1 của trận chung kết với phần bình luận của một blogger cờ tướng nổi tiếngTrung Quốc có nick Nhạn điểm trời xanh.
Uông Dương nhất tiễn định giang sơn

1. B7.1 B7.1 2. P8-5 M2.3 3. M8.7 X1-2 4. X9-8 M8.7 5. M2.1 B9.1 6. P2-3 M7.8 7. X1.1 T3.5 8. M7.6 M8.9 9. P3-4 X9.3 10. X1-2 P8-6 11. X8.6 S4.5
Ván cờ này Uông Dương cầm tiên hai bên mở đầu bằng khai cục thường thấy đối binh chuyển thành ngũ thất pháo tiến tam binh đối bình phong mã. Đến đây hình thành cục diện giống với ván Hồng Trí – Triệu Hâm Hâm ở vòng bán kết. 12. M6.7 …….
Sau khi Hồng Trí bị loại đã cùng Uông Dương tiến hành phân tinh tường tận lại ván đấu. Sở dĩ Uông Dương án binh bất động xe phải không chơi X2.2 bắt tốt quá hà mà lại ra tay trước đối thủ kiên quyết mã đạp tốt 3 quá hà liền sau đó bình pháo biên thùy dẫn Triệu Hâm Hâm vào một thế trận xa lạ.

12. …… B9.1 13. P5-9 B5.1 Triệu Hâm Hâm suy nghĩ hồi lâu rồi quả đóan tiến tốt khiến cho xe mã Đỏ không thể tùy tiện rời vị. 14. X2-6 X9-5 bình xe vào giữa nhưng đó là trung lộ hư vô của Đỏ. 15. P9.4 P6.1
Sau khi Uông Dương dùng pháo biên ăn tốt , Triêu Hâm Hâm đã không chơi nước cờ chính xác là P2/1 lại đi nước cờ giằng quân trông tưởng hay thực chất là dờ. Thử diễn nước P2/1 (1) X8.2, X5-3, X8.1, M3/2, P9.3, M2.3, P4-9, X3-2 hai bên bình ổn (2) P4-9, M3.1, P9.4, X2-3 khéo léo thoát cờ.
16. M7.5 ……
Uông Dương ngắm chuẩn cơ hội bay mã chém tượng giữa ép đổi.

16. …… P2-5 17. X8-5 M3.5 18. P9-4 M5/3 thoái mã chính xác như lúc này tiến tốt giữa thì Đỏ có đòn phản kích P4-5.

19. Ps-5 X2.3 20. P4/5 X2-6 21. P4-3 M9.7 22. S6.5 X6.5 23. P5.3 B9.1 24. X6.6 X6/4
Triệu Hâm Hâm không hổ danh là quán quân toàn quốc, trong thế kém hơn vẫn tổ chức phản kích mạnh mẽ đối với Uông Dương. Trước mắt trong tình thế đoạt quân tranh tiên Đen nhiều quân Đỏ nhiều tốt có thế công hai bên đều có chỗ lo ngại tiểu Triệu lại đi nước cờ yếu thoái xe tóm pháo phòng thủ làm mất hết công sức đã bỏ ra giai đoạn trước. Đây là nguyên nhân căn bản dẫn tới thua ván cờ này.
25. P5/1 M3.4 26. M1/2 M7/5 27. X6-8 Tg5-4
Nếu đối thủ là Hứa Ngân Xuyên tiểu Triệu chắc sẽ phải e ngại không dám mạo hiểm mà đánh chắc X6-5 cầu hòa. Nhưng hiện đối thủ là Uông Dương, tác giả cho rằng tiểu Triệu tuy có được sự tự tin tràn đầy nhưng có phần đã quá tự kiêu hãnh đối thủ đã ra tay không thể thu lại lúc này xuất tướng mâu thuẫn với nước xuất xe trước đó vô tình đã tự mình làm cho tình thế càng trở nên khó khăn. Nếu theo thói thường X6-5 cầu hòa tiếp theo Đỏ M1/2, M7/5, P5.3, T7.5, T3.5 tuy Đỏ ưu thế nhưng cục thế không đến nỗi bị tan vỡ nhanh chóng.
28. T3.5 ……
Uông Dương nhất chiêu đắc thủ, ổn định hậu phương trước rồi duy trì thế công lớn mạnh khắp trận địa.

28.…… M4.6
Rong ruổi đường xa dưới mưa vừa đói lại vừa mệt. Nước cờ chọn hướng sai lầm nên đổi M4.3 hướng vào chỗ rộng rãi hoặc X6.1 đuổi pháo giữa. Hiện tại đi mã vào ngõ cụt bị Đỏ B3.1thuận thế ngăn cản. Con đường phản công loạn chiến đã càng lúc càng thêm phần nhỏ hẹp.

29. B3.1 M5.3 30. S5.6 P5-4 31. B3.1 X6-7 32. T5.3 ……
Nước họa long điểm nhãn, một nước chiếu tướng thoát pháo ép Đen phải đổi trong chốc lát đã giành được ưu thế rõ ràng.

32. …… P4-5 33. P8-5 T7.5 34. P3.4 T5.7 35. B9.1 ……
Sau khi đổi quân xong hình thành cục diện mã pháo song binh sĩ tượng toàn đối song mã tốt đơn tượng. Uông Dương nhiều tốt nhiều tượng hơn lại có binh chủng đồng đều. Thắng lợi đã bắt đầu mỉm cười với Uông Dương.

35. …… B9-8 36. S4.5 B8-7 37. M2.4 B7-6 38. M4.2 B6-5 39. M2.1 T7/5 40. M1.2 M6/7 41. T3/5 B5-4 42. B9.1 M7.5 43. T7.9 M5/7 44. M2/3 M7.6 45. T5/7 M3/4 46. B9-8 M4/3 47. M3.4 M6.8 48. B8.1 M3.4 49. Tg5-4 M8/7 50. P5.1 B4-5 51. P5-6 M7/5 52. B8-7 M5.6 53. M4/5 S5.6 54. Bt-6 Tg4-5 55. B7.1 ……
Uông Dương đồng thời với việc dùng pháo mã tấn công nhưng trước sau đều không quên điều chỉnh trận hình hậu phương. Triệu Hâm Hâm tuy có song mã, tốt liên tục khiêu khích nhưng thi triển vô môn không tạo ra được bất kì cơ hội loạn chiến nào. Uông Dương trải qua 20 hiệp chuẩn bị lúc khẩn trương lúc lại nhàn nhã vô cùng thú vị. Tốt 7 lúc này qua sông tham chiến vừa đúng lúc.

55. …… S6.5 56. B7.1 M4.2 57. P6-5 B5-4 58. Tg4-5 M6/7 59. P5-6 M7.5 60. B6-5 T5/7 61. B7-6 M5.7 62. Tg5-6 M7.5 63. B5-4 M5/7 64. T7.5 M7/5 65. B6-5 B4-5 66. T9/7 B5-4 67. M5.3 T7.9 68. M3.2 M2/4 69. M2.1 T9/7 70. M1/3 Tg5-6 71. P6-9 M4.6 72. P9.4 Tg6.1 73. Tg6-5 M6/7 74. Tg5-4 B4-5 75. P9/5 M7.5 76. M3/2 B5-6 77. Tg4-5 T7.9 78. P9.5 Mt/7 79. P9-1 Tg6/1 80. P1-2 M7/8 81. P2/1 B6-7 82. P2-3 B7-6 83. P3/3 Tg6-5 84. P3-4 Tg5-4 85. B4-3 Đỏ thắng.
Uông Dương song binh cùng với sự phối hợp của mã pháo tiến dần từng bước chắc chắn cuối cùng đạt được Trang Chu Mộng Điệp. Ván cờ này đã cung cấp cho bạn hậm mộ một ví dụ điển hình về việc làm thế nào để chuyển nắm được hướng phát triển của cục thế và làm thế nào để chuyển hóa ưu thế thành thắng lợi.
Xem ván cờ tại: http://www.dpxq.com/hldcg/search/view_m_30263.html
Nguồn:http://forums.xiangqiclub.com